Trong cuộc họp đặc biệt tại Hà Nội về vai trò trung tâm của các quan chức cao cấp ASEAN, trưởng đoàn các nước nhất trí rằng hiệp hội cần lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ việc bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực, nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS) và các thỏa thuận liên quan, nhất là thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định của Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông cáo của bộ Ngoại giao cho hay.
Các đại biểu cũng nhấn mạnh ASEAN cần tích cực thúc đẩy để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông với Trung Quốc, nhằm bảo đảm tốt hơn hòa bình, an ninh hàng hải ở khu vực. Khi các nước lớn can dự ngày càng sâu rộng vào hợp tác ở khu vực, ASEAN cần giữ vững vai trò của mình và duy trì đoàn kết, có phương cách ứng xử với các nước lớn.
Ông Muhamad Shahrul Ikram Yaarob, trưởng đoàn Malaysia nói: "Chúng tôi muốn thảo luận trong nội bộ khối để có thể tìm ra một cơ chế chung, đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN. Chúng ta không muốn các nước thành viên ASEAN bị khống chế hoặc bị phụ thuộc vào một nước nào khác".
Ông Muhamad nhắc lại quan điểm của các ngoại trưởng ASEAN, bày tỏ lo ngại về diễn tiến gần đây ở Biển Đông, khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa của Việt Nam. Điều quan trọng là tất cả các bên cần phải kiềm chế không thực hiện hành động có thể làm gia tăng căng thẳng. Ông hy vọng ASEAN và Trung Quốc có thể sớm hoàn tất COC, làm cơ sở về hành xử của các nước, ông nói.
Là đại diện của nước Chủ tịch ASEAN năm nay, ông Aung Lynn, trưởng đoàn Myanmar cho biết để đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, ASEAN sẽ tiếp tục hợp tác với các nước đối tác để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Các nước ASEAN theo dõi sát diễn biến gần đây ở Biển Đông và cùng bày tỏ quan ngại sâu sắc.
Ông Phạm Quang Vinh, thứ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn Việt Nam đã thông báo về tình hình Biển Đông kể từ khi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa của Việt Nam, triển khai tàu và liên tục có các hành động gây hấn, cố tình đâm va, gây thiệt hại cho các tàu chấp pháp và dân sự của Việt Nam. Những hành động này đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, UNCLOS và DOC.
Trong bối cảnh khu vực có nhiều thách thức hiện nay, để phát huy được vai trò trung tâm, ASEAN cần phải đoàn kết và thể hiện được trách nhiệm của mình đối với các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.
Đây là cuộc họp quan chức cấp cao do Việt Nam đề xuất từ hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN từ tháng 5 tại Myanmar và được các nước hoan nghênh. Kết quả thảo luận của họp này sẽ được đưa ra tham vấn cho hội nghị các ngoại trưởng của hiệp hội vào tháng 8 tới.
Theo VnExpress
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc