Áp-xe đường dẫn mật là bệnh khá phổ biến, người ta xếp chúng vào loại bệnh hay gặp sau bệnh áp-xe gan. Đây là bệnh thuộc diện cấp cứu ngoại khoa và nếu không chẩn đoán, cấp cứu kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh
Nguyên nhân gây nên áp-xe đường dẫn mật
Đường dẫn mật bao gồm các ống mật nằm trong gan, ống mật chủ và túi mật. Mật được sản xuất từ gan chảy qua ống mật chủ, một phần được tích lại ở túi mật và cuối cùng là dịch mật được đổ vào tá tràng. Bình thường có một loại cơ vòng (cơ 0ddi) điều chỉnh làm cho mật luôn luôn được thông thoáng nhưng khi vì một lý do nào đó làm cho dịch mật tắc nghẽn, ứ đọng kèm theo bội nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng) gây nên hiện tượng viêm nhiễm và tạo thành áp-xe đường mật. Trong vô số nguyên nhân gây viêm đường dẫn mật thì phải kể đến nguyên nhân do giun đũa từ ruột non chui ngược dòng lên đường dẫn mật mà người ta gọi là bệnh giun chui ống mật. Ngoài việc bản thân giun đũa làm tắc ống dẫn mật thì mỗi lần giun chui lên ống dẫn mật mang theo vô vàn vi khuẩn từ đường ruột đi lên như vi khuẩn E.Coli (thường gọi là vi khuẩn đại tràng), vi khuẩn Proteus, một số vi khuẩn thuộc họ Enterobacrteriaceae và cả vi khuẩn kỵ khí. Các loại vi khuẩn này ngoài gây viêm nhiễm và tạo thành áp-xe đường dẫn mật còn đi vào trong tổ chức gan gây nên áp-xe gan (gọi là áp-xe gan do vi khuẩn). Sau nguyên nhân do giun chui ống mật có kèm theo cả vi khuẩn gây áp-xe đường dẫn mật thì sỏi đường dẫn mật (sỏi đường mật trong gan, sỏi ống mật chủ, sỏi cổ túi mật và sỏi túi mật) cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc gây nên áp-xe đường dẫn mật. Đây là những quá trình gây nên áp-xe đường dẫn mật có liên quan mật thiết với nhau như giun chui lên ống mật gây áp-xe gan, giun chui lên ống mật cũng gây nên sỏi đường dẫn mật mà sỏi đường dẫn mật cũng gây nên áp-xe đường dẫn mật, áp-xe gan, trong đó giun và vi khuẩn đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài ra người ta còn thấy có nhiều nguyên nhân khác như do mắc các bệnh từ cơ quan khác cũng có thể đưa đến áp-xe gan, ví dụ bệnh lý của cơ vòng 0ddi, bệnh của tụy tạng (u đầu tụy), thủng dạ dày - tá tràng hoặc do một số thao tác kỹ thuật nội soi tá tràng, chụp đường mật ngược dòng... làm bội nhiễm vi khuẩn.
Áp xe đường mật có thể dẫn đến áp xe gan. |
Nhận diện áp-xe đường dẫn mật
Phòng bệnh áp-xe đường mật? Để phòng bệnh này, mọi người nên thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống... để tránh nhiễm giun. Kiểm tra phân định kỳ để nếu có giun cần dùng thuốc (tẩy giun), nhất là giun đũa là việc hết sức cần thiết cho hầu hết các lứa tuổi (trẻ em trên 2 tuổi). Nếu bị viêm đường dẫn mật hay sỏi đường dẫn mật cần được theo dõi thường xuyên và dưới sự giám sát của bác sĩ để có chỉ định điều trị thích hợp, tránh biến chứng đáng tiếc. |
PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu