Triển khai Nghị quyết của Chính phủ, trong tháng 5 này dự kiến Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể về thực hiện biện pháp áp giá trần với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi
Về việc này, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) cho biết, đối với Việt Nam, đây cũng là biện pháp bình ổn giá đã có nhiều kinh nghiệm quản lý, vừa phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, vừa phù hợp với thông lệ thế giới.
Trước một số ý kiến cho rằng quy định giá tối đa cho tất cả các
doanh nghiệp có các sản phẩm sữa khác nhau trên thị trường là rất khó khăn, ông Nghĩa phân tích, chúng ta chỉ cần xác định giá tối đa với một số mặt hàng chuẩn. Trên cơ sở đó sẽ hướng dẫn để xây dựng giá chuẩn đối với một số mặt hàng còn lại. Căn cứ giá tối đa ấy để các doanh nghiệp đăng ký và thực hiện. Việc này là khả thi và chúng ta có kinh nghiệm ít nhiều trong quản lý giá để thực hiện được.
Cũng theo ông Nghĩa, trước hết phải khẳng định rằng, bình ổn giá thị trường đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em không chỉ mang lại lợi ích riêng cho người tiêu dùng. Việc có được một thị trường sữa bình ổn giá trước hết giúp cho các doanh nghiệp sữa có thể hoạt động bình thường. Cạnh tranh trong thị trường ổn định, khiến các doanh nghiệp phấn đấu tiết giảm chi phí để vừa có lợi nhuận, vừa mua bán bình thường mà không dẫn đến cạnh tranh không có lợi cho thị trường.
Từ đó, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi là có thị trường sữa ổn định không bị “nhảy múa” như các phương tiện thông tin đại chúng đã từng phản ánh. Khi thị trường sữa được bình ổn và người dân yên tâm mua sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi thì lợi ích không chỉ cho riêng người tiêu dùng mà còn cho toàn xã hội.
Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi khi áp trần giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi?
Lộ trình thực hiện cũng đã được Chính phủ thống nhất chủ trương là quản lý giá tối đa trong thời hạn 12 tháng và đăng ký giá trong thời hạn 6 tháng kể ngày công bố quyết định bình ổn giá. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi có trách nhiệm đảm bảo giá bán không cao hơn mức giá bán tối đa đối với những sản phẩm đã công bố và thực hiện đăng ký giá theo quy định. Dự kiến đối với những sản phẩm còn lại, doanh nghiệp căn cứ tương quan hợp lý về giá bán của sản phẩm này với sản phẩm đã được công bố giá tối đa để xác định giá bán tối đa, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá và làm căn cứ để thực hiện việc đăng ký giá theo quy định.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc áp giá trần đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi là cần thiết, góp phần kiểm soát chặt chẽ và hướng tới bình ổn giá sữa. Tuy nhiên, thị trường sữa hiện nay có tới hàng trăm dòng sản phẩm khác nhau. Mỗi hãng sữa đều có cơ cấu giá thành sản phẩm khác nhau dựa trên nguồn nguyên liệu, giá nhân công, thuế thu nhập doanh nghiệp, hệ thống phân phối khác nhau…Nếu áp giá trần thì sẽ theo giá của sữa nội hay sữa ngoại? Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, cần có phương pháp định giá hợp lý để xác định giá trần và kiểm soát việc thực thi của các doanh nghiệp.
“Từng loại sữa có hàm lượng công thức khác nhau nên định giá là không đơn giản. Có 2 phương pháp định giá trong diện bình ổn là phương pháp so sánh và phương pháp chi phí. Áp giá trần là biện pháp mới, nếu áp dụng chặt chẽ, có căn cứ cơ sở hợp lý, đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp kinh doanh sữa thì cũng góp phần bình ổn giá sữa trên thị trường. Nếu áp giá trần mà không thận trọng thì sẽ phản tác dụng”, PGS.TS. Ngô Trí Long đưa ra ý kiến.
Lộ trình thực hiện việc áp giá trần đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng đã được Chính phủ thống nhất chủ trương là quản lý giá tối đa trong thời hạn 12 tháng và đăng ký giá trong thời hạn 6 tháng kể ngày công bố quyết định bình ổn giá. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi có trách nhiệm đảm bảo giá bán không cao hơn mức giá bán tối đa đối với những sản phẩm đã công bố và thực hiện đăng ký giá theo quy định. Dự kiến đối với những sản phẩm còn lại, doanh nghiệp căn cứ tương quan hợp lý về giá bán của sản phẩm này với sản phẩm đã được công bố giá tối đa để xác định giá bán tối đa, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá và làm căn cứ để thực hiện việc đăng ký giá theo quy định
Liên quan đến vấn đề giá sữa, trước đó, công bố kết quả thanh tra về việc chấp hành pháp luật về giá và thuế tại 5 công ty sữa có thị phần lớn trên thị trường Việt Nam do Bộ Tài chính và Bộ Công thương phối hợp triển khai cho thấy, trong năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014, các công ty đều có việc điều chỉnh tăng giá bán các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, đáng chú ý không có trường hợp giảm giá. Kết quả thanh tra cũng cho thấy chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị đã chi vượt mức quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho các mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi tại 4/5 Công ty số tiền là 386 tỷ đồng, làm tăng giá thành, tăng giá bán sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, tương ứng từ 2,18% đến 16,39%... Do đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ áp dụng các biện pháp bình ổn giá quy định tại Điều 17 của Luật Giá.
Đề xuất này đã được Chính phủ đồng ý tại Nghị quyết số 29-NQ/CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2014. Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ thống nhất chủ trương áp dụng biện pháp bình ổn giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo đề nghị của Bộ Tài chính. Cụ thể, thực hiện quản lý giá tối đa theo quy định tại Khoản 7, Điều 17 Luật giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày công bố quyết định bình ổn giá. Thực hiện quản lý theo biện pháp đăng ký giá theo quy định tại Khoản 4, Điều 17 Luật Giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố quyết định bình ổn giá.
Lộ trình thực hiện việc áp giá trần đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng đã được Chính phủ thống nhất chủ trương là quản lý giá tối đa trong thời hạn 12 tháng và đăng ký giá trong thời hạn 6 tháng kể ngày công bố quyết định bình ổn giá. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi có trách nhiệm đảm bảo giá bán không cao hơn mức giá bán tối đa đối với những sản phẩm đã công bố và thực hiện đăng ký giá theo quy định. Dự kiến đối với những sản phẩm còn lại, doanh nghiệp căn cứ tương quan hợp lý về giá bán của sản phẩm này với sản phẩm đã được công bố giá tối đa để xác định giá bán tối đa, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá và làm căn cứ để thực hiện việc đăng ký giá theo quy định
Thái Bình