Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, để ngỏ khả năng mạnh lên thành bão

19-06-2024 15:17 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo mô hình cập nhật dự báo thời tiết ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, từ khoảng ngày 24/6 trở đi, trên khu vực Bắc Biển Đông sẽ hình thành một áp thấp nhiệt đới.

Ứng phó với nắng nóng song song với mưa bão tháng 6Ứng phó với nắng nóng song song với mưa bão tháng 6

SKĐS - Sau đợt mưa dông diện rộng, miền Bắc sẽ đón nắng nóng từ ngày 12-15/6 sau đó lại tiếp tục mưa dông. Kiểu thời tiết này khiến cho nguy cơ sạt lở cao hơn, lũ quét diễn ra nhiều hơn.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay (19/6) ở vùng biển giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) và vịnh Thái Lan đang có mưa rào và dông; tại đảo Phú Quý và quần đảo Trường Sa có gió giật mạnh cấp 7.

Dự báo ngày và đêm 19/6, ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7, đề phòng độ cao sóng có lúc tăng lên trên 2.0m.

Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông mạnh, gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 1.5-2.5m. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, để ngỏ khả năng mạnh lên thành bão- Ảnh 2.

Biển Đông có thể sắp hình thành một áp thấp nhiệt đới.

Theo TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai, hiện tại, theo mô hình cập nhật dự báo thời tiết ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương do Cơ quan Dự báo khí hậu hạn vừa châu Âu thực hiện, từ khoảng ngày 24/6 trở đi, trên khu vực Bắc Biển Đông sẽ hình thành một áp thấp nhiệt đới.

"Cả 3 mô hình dự báo GFS (Mỹ), ECMWF (Châu Âu) và CMC (Canada) đều dự báo có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới và mạnh lên thành bão ở khu vực quần đảo Trường Sa từ ngày 23/6. Nếu bão hình thành nó sẽ đi theo hướng Bắc, Tây - Bắc vào Vịnh Bắc Bộ ngày 25/6. Hiện tại đang có nhiều nhiễu động gió Đông ở khu vực ven biển Đông và biển Tây của Philippines nhưng chưa có dấu hiệu hình thành vùng áp thấp nên tôi còn đặt dấu hỏi về khả năng hình thành bão", TS Nguyễn Ngọc Huy cho biết.

Những cơn bão hình thành trong biển Đông thường sẽ di chuyển nhanh vào đất liền (từ 2-3 ngày sau khi hình thành bão). Dù bão có hình thành hay không thì biển cũng sẽ động mạnh ở khu vực Trường Sa - Hoàng Sa trong giai đoạn từ 22/6 -25/6. Tàu thuyền cần theo dõi dự báo để tránh các vùng biển động và tàu đánh cá hạn chế ra khơi giai đoạn này.

Theo các chuyên gia khí tượng, thông thường theo đúng quy luật, khi ở khu vực Bắc Biển Đông hình thành bão (đầu mùa) thì gió phơn (gió Lào khô nóng) ở miền Trung Lào và Thái Lan sẽ bị hút qua Việt Nam, gia tăng nắng nóng ở miền Trung.

Hiện tại, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia chưa có thông tin về cơn bão này. Tuy nhiên, cơ quan này dự báo xa rằng, từ nay đến tháng 9/2024, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 5-7 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới; trong đó có khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, cần đề phòng khả năng bão hoặc áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực Biển Đông.

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, mưa dông kéo dài đến khi nào?Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, mưa dông kéo dài đến khi nào?

SKĐS - Áp thấp nhiệt đới đầu tiên trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão - cơn bão đầu tiên của mùa mưa, bão năm 2024. Mưa dông ở Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 19/6 | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn