Áp thấp nhiệt đới tiến sát Quảng Ngãi - Đà Nẵng, miền Trung mưa rất lớn

25-09-2023 06:24 | Xã hội
google news

SKĐS - Từ ngày 25/9 đến ngày 27/9, ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, có nơi trên 350mm.

Biển Đông đón áp thấp nhiệt đới, nhiều vùng mưa rất lớnBiển Đông đón áp thấp nhiệt đới, nhiều vùng mưa rất lớn

SKĐS - Chiều nay (24/09), áp thấp trên vùng biển phía Đông Nam của quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa rất lớn cho nhiều khu vực trên cả nước.

Từ tối nay mưa rất lớn ở Bắc và Trung Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo áp thấp nhiệt đới khẩn cấp. Theo đó, vào hồi 04 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 340km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ngãi khoảng 240km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8. Di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10-15km/h.

Áp thấp nhiệt đới tiến sát Quảng Ngãi - Đà Nẵng, miền Trung mưa rất lớn - Ảnh 2.

Vị trí áp thấp nhiệt đới áp sát đất liền là khu vực Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Dự báo vào lúc 04h ngày 26/9, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10-15 km/h, trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi, gió cấp 6-7, giật 9 tại phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông và phía Tây Bắc khu vực Giữa Biển Đông; vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Lúc 04h ngày 27/9, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10-15 km/h,; suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên đất liền, trong khoảng từ tối 25/9 đến sáng ngày 26/9, vùng ven biển khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam và phía Bắc của Quảng Ngãi đề phòng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7. Nước dâng, sóng lớn Vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Giữa Biển Đông, sóng biển cao 2,0-4,0m.

Từ ngày 25/9 đến ngày 27/9, ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, có nơi trên 350mm; ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-150mm, có nơi trên 200mm.

Vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Giữa Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Từ chiều ngày 25/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn và huyện đảo Cù Lao Chàm) gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh.- Từ chiều tối 25/9, ở Vịnh Bắc Bộ gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Cảnh báo nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất, sụt lún do mưa lũ tại các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Theo đó, Trong 6 giờ qua (từ 23h/24/9 đến 5h/25/9) tại khu vực các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Núi Thành 73mm, Tam Trà 66mm (Quảng Nam); Bình Tân 125mm, Mộ Đức 86mm, Sa Huỳnh 80mm(Quảng Ngãi),… Trong 06 giờ tới, tại các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 60mm.

Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt các huyện: Quảng Nam: Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Hiệp Đức, Nông Sơn, Tiên Phước, Đại Lộc, Núi Thành, Thăng Bình, Điện Bàn, Duy Xuyên, Tp. Hội An; Quảng Ngãi: Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, TP. Quảng Ngãi

Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế- xã hội.

Chủ động ứng phó thiên tai

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, TP, các Bộ, ngành thực hiện một số nội dung.

Đối với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, TP: Đối với tuyến biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm

(Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: từ vĩ tuyến 13,5 - 16,5 độ vĩ Bắc, từ kinh tuyến 109,0 - 114,5 độ kinh Đông; trong 48 giờ tới: từ vĩ tuyến 14,0 - 17,0 độ vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 112,0 và được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).

Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển và nuôi trồng thủy, hải sản; chủ động cấm biển và đảm bảo an toàn cho người và tài sản tại các chòi canh, lồng bè tùy theo diễn biến của áp thấp nhiệt đới. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Đối với khu vực đất liền Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.

Tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công dở dang. Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp.

Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Tổ chức theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo và thông tin kịp thời về diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn tàu cá, nuôi trồng thủy sản; an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công; bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện và hạ du khi xả lũ, nhất là các thủy điện nhỏ; sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố. Đảm bảo an toàn cho các tàu vận tải; chỉ đạo khắc phục kịp thời sự cố, đảm bảo giao thông trên các trục chính.

Thứ sáu, các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Tuần tới Biển Đông có khả năng xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đớiTuần tới Biển Đông có khả năng xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới

SKĐS - Từ khoảng ngày 24-25/9 trên dải hội tụ nhiệt đới hoạt động giữa Biển Đông hình thành một vùng áp thấp, vùng áp thấp này có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo Trung Và Nam Bộ đón mưa lớn do áp thấp hình thành trên Biển Đông | SKĐS



Tô Hội
Ý kiến của bạn