Áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên, khi nào bão số 1 sẽ ảnh hưởng đến đất liền?

15-07-2023 08:41 | Xã hội

SKĐS - Áp thấp nhiệt đới đã vào khu vực Biển Đông và đang mạnh lên. Ngày 18/7, bão bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết đất liền miền Bắc với vùng hoàn lưu bao trùm toàn Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ.

Nhiều cây cổ thụ ở Hà Nội chết khô, nguy cơ đổ gãy trong mùa mưa bãoNhiều cây cổ thụ ở Hà Nội chết khô, nguy cơ đổ gãy trong mùa mưa bão

SKĐS - Hiện đang là mùa mưa bão song tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, nhiều cây xanh có dấu hiệu chết khô, mục rỗng nhưng vẫn chưa được cắt tỉa, di chuyển, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Hồi 07 giờ (15/7), vị trí tâm áp thấp nhiệt đớii ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/giờ), giật cấp 9.

Áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên, khi nào bão số 1 sẽ ảnh hưởng đến đất liền? - Ảnh 2.

Đường đi và vị trí của tâm áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão.

Dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới (trong 24 đến 48 giờ tới):

Thời điểm dự báo

Hướng, tốc độ

Vị trí

Cường độ

Vùng nguy hiểm

Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)

07h/16/7

Tây Bắc, 10-15 km/h. Có khả năng mạnh lên thành bão

19,3N-116,4E; trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), khoảng 670km về phía Đông Đông Nam

cấp 8-9, giật cấp 11

16,5-21,5N; phía Đông kinh tuyến 114,5E

Cấp 3: phía Đông khu vực Bắc Biển Đông

07h/17/7

Tây Tây Bắc, 15 km/h. Cường độ có khả năng mạnh thêm

20,5N-113,3E; trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), khoảng 310km về phía Đông

cấp 10, giật cấp 12

Phía Bắc vĩ tuyến 17,5N; 110,5-118,0E

Cấp 3: phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông

Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Cường độ có khả năng mạnh thêm. Rạng sáng 16/7, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 770km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10. Rạng sáng 17/7, tâm áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu khoảng 450km về phía Đông. Lúc này, cường độ mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12. Sau thời điểm trên, bão giữ hướng đi và vận tốc, tiếp tục tăng cường độ.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhận định nếu bão đi chếch chủ yếu theo hướng tây sẽ tác động trực tiếp đến thời tiết đất liền Việt Nam. Hình thái này có thể gây ra đợt mưa rất lớn cho Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Trước mắt trong ngày 15/7, vùng núi và trung du Bắc Bộ xuất hiện mưa dông với lượng 30-60mm, có nơi trên 100mm. Riêng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa có lượng mưa dao động 20-40mm. Nắng nóng chấm dứt ở các khu vực trên. Tương tự, ngày và đêm nay, mưa dông nguy cơ xảy ra ở Tây Nguyên và Nam Bộ với lượng phổ biến 20-50mm, có nơi trên 80mm. Thời gian mưa lớn tập trung vào chiều và đêm.

Trên biển, ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nguy cơ mạnh thành bão, vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10. Sóng cao 3-5m, biển động mạnh. Vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía đông của khu vực giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), gió cũng mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Sóng cao 3,5-4,5m, biển động mạnh. Cơ quan khí tượng cảnh báo toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Nhiều mô hình dự báo đưa ra nhận định, sau khi áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão, hình thái này có thể đạt cường độ mạnh nhất 130 km/h, tương đương cấp 12 vào rạng sáng 17/7. Sau đó, tâm bão vượt qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), giảm sức gió xuống cấp 11 và áp sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Ngày 18/7, bão bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết đất liền miền Bắc với vùng hoàn lưu bao trùm toàn Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ.

TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai nhận định, ngày hôm nay áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão. Bão sẽ di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc và sẽ tiếp cận phía Bắc đảo Hải Nam vào khoảng ngày 17/7.

Sang ngày 18/7, bão có khả năng di chuyển vào Vịnh Bắc Bộ (xác suất 60%), hoặc khu vực đất liền phía Nam Trung Quốc (xác suất 40%). Khi tiếp cận phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), bão có thể đạt cấp gió 10-11, giật cấp 12. Vào thời điểm này chưa thể dự báo cấp độ gió khi bão đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Cũng theo TS Nguyễn Ngọc Huy, khả năng vào ngày 19/7, khả năng có thể hình thành thêm 1 cơn bão khác trên biển. Cơn bão này nếu hình thành khả năng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Để phòng tránh những tác hại của bão, chuyên gia khuyến cáo bà con đánh cá xa bờ ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ, ven biển Bắc Trung Bộ nên chủ động vào bờ sớm và không nên ra khơi từ ngày 16/7. Người dân các tỉnh ven biển miền Trung, bắc Trung Bộ, Bắc Bộ nên cắt tỉa cành cây, gia cố bảng quảng cáo ngoài trời.

2 kịch bản ứng phó với áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 12 kịch bản ứng phó với áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

SKĐS - Áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 với gió giật cấp 10 -11, biển động mạnh. Khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa lớn diện rộng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tin Áp Thấp Nhiệt Đới: Sức Gió Mạnh Cấp 6, Giật Cấp 8, Dự Báo Sắp Di Chuyển Vào Biển Đông | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn