Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Hướng dẫn tàu thuyền tránh trú
Trước tình hình có thể xảy ra lũ trên diện rộng đồng thời đảm bảo an toàn cho các hồ đập, UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đơn vị quản lý đã thông báo và phát công điện xả lũ tại nhiều hồ đập trên địa bàn.
Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lũ trên các sông ở Hà Tĩnh đang lên nhanh. Mực nước lúc 04h, ngày 10/10 trên các sông là: Sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) tại Chu Lễ: 11,56m, dưới báo động (BĐ)2: 0,44m; tại Hòa Duyệt: 7,24m, dưới mức BĐ1: 0,26m; Sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh) tại Sơn Diệm: 9,25m, dưới BĐ1: 0,75m; Sông La (Hà Tĩnh) tại Linh Cảm: 2,92m, dưới BĐ1: 1,58m;
Trước đó, nhằm đối phó với áp thấp nhiệt đới sẽ đổ bộ vào đất liền các địa phương khu vực miền Trung, sáng 9/10, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ.
Học sinh, sinh viên được cấp mã số bảo hiểm xã hội
Tại cuộc họp, các đại biểu nhận định, mưa do áp thấp gây ra trong thời gian ngắn nhưng cường độ lớn, vì vậy các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi đặc biệt đề phòng lũ quét và sạt lở đất, nhất là ở khu vực miền núi. Các địa phương cũng cần khẩn trương rà soát, triển khai các phương án ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất; đảm bảo an toàn các hồ chứa xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ đã tích đầy nước do địa phương quản lý.
Trước khi áp thấp đổ bộ, cần kiên quyết kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển chủ động di chuyển vào bờ hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 7h00 ngày 9/10, các lực lượng chức năng và địa phương đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 50.077 tàu/231.123 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Về áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ cấp 6-7 (40-60 km/giờ), giật cấp 9 ảnh hưởng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị.
Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-200mm; riêng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị 200-250mm. Khu vực Bắc Tây Nguyên, Nam Đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái và Sơn La có mưa vừa, mưa to (50-100mm). Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
Xe tải bị cuốn trôi tại Hà Tĩnh.
Y tế cơ sở bám sát địa bàn sẵn sàng cấp cứu người dân
Do ảnh hưởng của ATNĐ đổ bộ vào đất liền, đặc biệt mưa to đến rất to từ chiều và đêm 9/10 đến sáng 10/10 đã khiến các huyện miền núi Hà Tĩnh bị cô lập, nhiều tuyến đường giao thông bị tê liệt do ngập lũ và lở đất.
Tại huyện Vũ Quang đã có nhiều thôn/xóm, trục đường giao thông huyết mạch bị ngập lũ, số khu dân cư và hộ gia đình đã bị cô lập đang tăng nhanh. Trọng điểm ngập ở các xã: Đức Lĩnh, Đức Bồng, Đức Giang, Đức Liên...
Trước tình hình diễn biến của ATNĐ và mưa lũ, Sở Y tế Hà Tĩnh đã có công văn gửi các đơn vị trong ngành y tế chủ động có đối phó kịp thời, hạn chế thấp nhất về người và tài sản do ATNĐ và mưa, lũ gây ra. Các đơn vị y tế có thể di dời cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân và cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế tại các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét. Chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh phát sinh trong và sau mưa lũ.
Tổ chức trực ban, cấp cứu sẵn sàng thu dung và cấp cứu miễn phí cho nhân dân chuẩn bị sẵn sàng các cơ số thuốc, hóa chất trang thiết bị phương tiện nhu yếu phẩm thiết yếu và phân công các đội cơ động trực ban 24/24 giờ, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.
Trao đổi qua điện thoại với PV báo SK&ĐS, ThS.BS. Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm YTDP Hà Tĩnh nói: Trước tình hình ATNĐ đi vào tỉnh Hà Tĩnh, hiện nay các cán bộ của Trung tâm y tế dự phòng huyện và tỉnh đang nắm sát diễn biến của tình hình mưa lũ, sẵn sàng giúp nhân dân trong và sau mưa lũ. Một số vùng của Hà Tĩnh đang ngập nặng, với phương châm 4 tại chỗ, cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở đang bám sát địa bàn sẵn sàng giúp nhân dân khi có yêu cầu ngay trong mưa lũ và sau lũ.