Áp luật cả vùng nước không phải “đường thủy nội địa”

21-05-2014 14:42 | Thời sự
google news

SKĐS - Ngày 21/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa (GTĐTNĐ)

Ngày làm việc thứ 2, kỳ họp 7, Quốc hội khóa 13:

Áp luật cả vùng nước không phải “đường thủy nội địa”.

Ngày 21/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa (GTĐTNĐ). Các đại biểu đều nhất trí cơ bản với giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết: UBTVQH nhận thấy, do đặc điểm điều kiện tự nhiên của nước ta, thực tế hoạt động GTĐTNĐ vẫn đang diễn ra trên các vùng nước từ “mép luồng vào mép bờ tự nhiên và trên các sông, kênh, rạch… chưa được công bố khai thác giao thông vận tải”. Việc đi lại tại các vùng nước này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông”. Do vậy, để bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động của phương tiện ngoài phạm vi luồng trong trường hợp bất khả kháng và trên vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải; đồng thời, quy định trách nhiệm của UBND các cấp trong việc bảo đảm an toàn giao thông nói chung, đặc biệt là trách nhiệm trong việc cảnh báo những khu vực nguy hiểm đối với hoạt động GTĐTNĐ, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung quy định áp dụng pháp luật đối với một số hoạt động của phương tiện GTĐTNĐ ngoài phạm vi luồng và vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác GTVT tại Điều 101a.

 

Toàn cảnh kỳ họp 7, Quốc hội khóa 13 . Ảnh TTXVN

 

Toàn cảnh kỳ họp 7, Quốc hội khóa 13 . Ảnh TTXVN

 

 

Đại biểu Trần Văn Tấn (đoàn Tiền Giang), Đỗ Văn Vẻ (đoàn Thái Bình) nhất trí cao với quy định đề xuất của UBTVQH và cho rằng, việc này phù hợp với đặc điểm tự nhiên của Việt Nam cũng như thực tiễn hoạt động GTĐTNĐ thời gian qua. Quy định như vậy giúp cho việc quản lý được tốt hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

 

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Vẻ ( đoàn Thái Bình) phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Vẻ ( đoàn Thái Bình) phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

 

Theo dự thảo luật: Bến thuỷ nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo, đậu xếp dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thuỷ nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng và bến dân sinh. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa.

Tuy nhiên, đại biểu Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau) cho rằng, quy định như vậy là chưa phù hợp vì khi đưa bến dân sinh phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước là “làm khó” cho người dân. Đại biểu dẫn chứng ở vùng đồng bằng Sông Cửu long, cụ thể là tại tỉnh Cà Mau, có khu vực 50 tới 60% người dân sống trên sông nước và nhà những người dân này đều có bến dân sinh. Giờ phải xin phép thì sẽ khiến người dân khó khăn, cơ quan nhà nước thì khó thực hiện, thậm chí không thực hiện được.

 

Đại biểu Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau) phát biểu ý kiến . ảnh TTXVN

Đại biểu Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau) phát biểu ý kiến . ảnh TTXVN

 

Với  quy định loại phương tiện nào phải bắt buộc phải đăng ký, nhiều đại biểu quốc hội  cho rằng, trước hết cần xuất phát từ yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông, tính mạng của người dân chứ không phải để giải quyết vấn đề tỷ lệ đăng ký thấp. Tiếp thu ý kiến, UBTVQH đề xuất không mở rộng loại phương tiện được miễn đăng ký so với Luật hiện hành. Theo đó, chỉ có phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè mới được miễn đăng ký.

Chiều cùng ngày, các đoàn  thảo luận ở tổ về: Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam.

Văn Hậu

 

 


Ý kiến của bạn