Tối 18 tháng 2 năm nay, nghệ sĩ opera giọng baritone Vũ Mạnh Dũng vĩnh biệt cuộc đời do mũi dao oan nghiệt của người anh vợ đang cơn ngáo đá. Tin dữ loang nhanh trong đêm. Qua mạng xã hội facebook, nhiều người ngoại đạo cũng biết rằng nghệ thuật opera nước nhà vừa có một tổn thất lớn.

Nhiều nhà báo mảng văn hóa văn nghệ bày tỏ sự hối hận vì chưa từng hoặc viết rất sơ sài về anh, dù họ đã nghe anh hát, đã cảm phục tài năng. Họ tự trách mình không đủ vốn liếng văn hóa và nhạy cảm nghề nghiệp để nhận ra những tài năng đích thực, hoặc giả đã quá chai sạn với cái đẹp mong manh và quý hiếm để chạy theo những likes, share, những tung hô hào nhoáng nông cạn chóng đến chóng đi. Một vài ngày sau đó, từ khóa “Vũ Mạnh Dũng” dày đặc trên các mặt báo. Đa phần là các bài báo - chỉ cần lướt qua là biết báo nọ copy của báo kia.

Nghệ sĩ Vũ Mạnh Dũng (anh bộ đội) trong vở Cô Sao

Các nhà báo gọi Vũ Mạnh Dũng là giọng ca opera số một của Việt Nam, rằng anh là người không chỉ chuyên môn tốt mà nhân cách cũng đẹp... Những ngợi ca chung chung cho thấy sự hiểu biết của các nhà báo mảng văn hóa văn nghệ về một con người đáng quý như thế thực ra là rất hạn chế. Trộm nghĩ, nếu không có cái chết tức tưởi kia thì đến giờ công chúng cũng hầu như không biết đến cái tên Vũ Mạnh Dũng, trừ một thiểu số người quan tâm đến nghệ thuật giao hưởng nước nhà. Hầu như không thể tìm được trên mạng những bài báo viết về Dũng, khi anh còn đang hoạt động nghệ thuật rất mạnh mẽ và có không ít thành công.

Bác sĩ xuống bản chăm sóc sức khỏe cho bà con.

Bác sĩ xuống bản chăm sóc sức khỏe cho bà con.

Nghệ sĩ của những bộ môn nghệ thuật... khó, cho dù là tài năng, mấy ai được biết tới? Đó chắc chắn là lỗi của truyền thông, của thời mà chúng ta đang sống. Vội vã, vô tình và nhiều khi bỏ qua các giá trị. Ngay cả bây giờ, chúng ta cũng đang chứng kiến truyền thông vận hành đúng theo cái quy luật bấy lâu, nghĩa là chạy theo view, thỏa mãn sự tò mò của độc giả...  Báo chí không thể để lọt thông tin về chân dung nghệ sĩ Vũ Mạnh Dũng một khi đang là một tin nóng. Các báo cạnh tranh nhau, tìm đủ ngóc ngách để lên bài. Từ việc tìm lại các đường dẫn ca khúc và vở diễn mà nghệ sĩ từng thể hiện thành công, rồi phỏng vấn các đồng nghiệp, bạn bè...  đến lấy lời khai nhân chứng vụ giết người, miêu tả gia cảnh nghệ sĩ hiện tại. Rồi cơn sóng truyền thông này cũng sẽ nhanh chóng lắng xuống trong một thời gian tới, kiểu sóng sau xô sóng trước, như rất nhiều sự kiện mà chúng ta đã chứng kiến trong nhiều năm gần đây.

Nếu không có cái chết tức tưởi kia thì đến giờ công chúng cũng hầu như không biết đến cái tên Vũ Mạnh Dũng, trừ một thiểu số người quan tâm đến nghệ thuật giao hưởng nước nhà.

Những nghệ sĩ đích thực họ đều có đam mê nghề nghiệp, ở mức độ cháy bỏng - tôi tin chắc là như vậy. Việc các nhà báo có lưu tâm đến họ hay không có lẽ cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến quá trình làm nghề. Biết rằng, có thể truyền thông viết cả nghìn bài thì công chúng cũng còn đắn đo chán khi bỏ tiền đi xem nhạc kịch cũng như những chương trình nghệ thuật đỉnh cao thường khó tìm được đơn vị tài trợ. Nhưng hẳn là nếu được quan tâm, nhất là trong thời buổi không thể phủ nhận vai trò của truyền thông, thì biết đâu đấy, nghệ sĩ đỡ vất vả hơn trong mưu sinh do hào quang của sự nổi tiếng luôn có tác động đến xã hội;  Hay ít nhất cũng có thêm niềm vui của việc được ghi nhận, động viên - thứ dopping rất cần cho mọi tâm hồn nghệ sĩ.

Hầu như không thể tìm được trên mạng những bài báo viết về Dũng, khi anh còn đang hoạt động nghệ thuật rất mạnh mẽ và có không ít thành công.

Mấy ai biết, các nghệ sĩ ở Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam hay Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam theo quy chế chỉ được nhận vài chục nghìn một buổi tập. Mỗi chương trình để biểu diễn được thì dàn nhạc, nhóm nghệ sĩ phải tập luyện ít nhất 10 buổi, thậm chí cả tháng nhưng khán giả chỉ là con số vài trăm, thậm chí vài chục.

Trong khi nhiều ca sĩ hiện nay chỉ cần lên sân khấu uốn éo nhảy nhót, khều khào vài câu hát, thậm chí hát nhép và sai lời đã ung dung với catse vài chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Truyền thông bám theo họ từng bước, đến tận... phòng ngủ, đưa tỉ mỉ cả những sở thích riêng... Điều này thì không chỉ xảy ra ở báo chí nước nhà. Chelsea Feltman, ca sĩ opera giọng Soprano chuyên nghiệp, tốt nghiệp thạc sĩ thanh nhạc tại Nhạc viện Juilliard danh tiếng, nhà đồng sáng lập và Giám đốc Nghệ thuật của The Secret Opera, một công ty khởi nghiệp ở New York, dùng opera như một phương tiện để thúc đẩy và truyền cảm hứng cho những thay đổi tích cực trong cộng đồng cũng từng buồn bã: Opera quá xa lạ với truyền thông chính thống.

Từ xa lạ thành không hiểu/ làm ngơ, bỏ qua hay truyền thông sai bản chất chỉ là gang tấc. Bởi vậy mới nói, khi không được truyền thông mặn mà, nhiều tài năng nghệ sĩ đã hứng chịu thua thiệt. Và điều này không chỉ đúng với giới nghệ sĩ.

Có mấy ai biết được bao nhiêu áp lực mà bác sĩ phải gánh trên vai khi hành nghề Y? Có bao nhiêu bác sĩ được tôn vinh vì những cống hiến cho nền y học, cho sự chữa trị bệnh nhân?

Mà đúng cả với các... bác sĩ

Có mấy ai biết được bao nhiêu áp lực mà bác sĩ phải gánh trên vai khi hành nghề y? Có bao nhiêu bác sĩ được tôn vinh vì những cống hiến cho y học, cho sự chữa trị bệnh nhân? Chữa trị hàng ngàn bệnh nhân khỏi bệnh, hồ dễ đã mấy ai nhớ, chỉ cần sơ sẩy, hay do vô ý sơ sẩy là rất có thể sẽ thành mục tiêu... dằn hắt của dư luận.

Sự hy sinh thầm lặng - cuộc thi viết về những tấm gương thầy thuốc do báo Sức khỏe & Đời sống phát động lần đầu tiên vào năm 2010 và tới nay đã tổ chức tới cuộc thứ V, là một cơ hội không thể tốt hơn, khiến cho cộng đồng hiểu đúng hơn, sâu hơn về người của ngành Y.

Với thực tế đó, Sự hy sinh thầm lặng - cuộc thi viết về những tấm gương thầy thuốc do báo Sức khỏe & Đời sống phát. Đó là câu chuyện Hoa nở giữa niềm đau - về đại úy, bác sĩ Nguyễn Quang Ánh - bác sĩ trạm xá thuộc Trại giam Thủ Đức, người không may bị nhiễm HIV từ những phạm nhân, kéo theo bi kịch là người vợ của anh bị lây và đã tự tử khi vừa sinh con lần đầu tiên vào năm 2010 và tới nay đã tổ chức tới lần thứ V,  là một cơ hội không thể tốt hơn, khiến cho cộng đồng hiểu đúng hơn, sâu hơn về người của ngành y, nghề y.

Ở đây phải ghi nhận sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc của các nhà báo với những phát hiện và phản ánh chân thực. Từ cuộc thi này, rất nhiều câu chuyện cảm động về các bác sĩ đã chinh phục tình cảm của cộng đồng.

Dù trải qua bao biến cố cuộc đời nhưng nụ cười luôn nở trên môi thiếu tá Ánh

Đó là người thầy thuốc quê Thái Bình gần 30 năm xếp lại nỗi nhớ nhà để ở lại với bà con ngư dân. Ca cấp cứu tại đảo Phú Quý - nơi cách đất liền hơn 100 cây số, có khi người lái xe cấp cứu lại chính là Giám đốc bệnh viện. Hàng chục năm ông đã cứu sống hàng ngàn người trên đảo. 3 lần Sở Y tế đồng ý chuyển bác sĩ về đất liền thì 3 lần người dân trên đảo lại viết đơn xin giữ ông ở lại.

Một lần thăm khám bệnh nhân của bác sĩ  Bùi Đình Lĩnh ở đảo Phú Quý

Có bác sĩ suốt 35 năm bầu bạn trong thế giới người điên, chấp nhận điều kiện sống kham khổ, phòng làm việc cũng chính là phòng ngủ và nơi nấu ăn... Có những điều dưỡng, hộ lý 30 năm vác xác tử thi, suốt bao nhiêu năm chăm sóc những bệnh nhân phong, bệnh nhân ung thư, tâm thần...;

Bs. Phạm Thị Ánh Hồng và đồng nghiệp gặp gỡ bác sĩ Hoa Kỳ trên tàu bệnh viện của Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Đà Nẵng

Có bác sĩ là khắc tinh của những khối u quái trong khi bản thân cũng là một nạn nhân của những khối u, nhưng vẫn vật lộn với bệnh tật, giành giật sự sống hàng ngày để tiếp tục chăm sóc bệnh nhân... Có những bác sĩ phải ngâm đôi bàn tay trong đá lạnh buốt trong hàng giờ đồng hồ để đảm bảo ca bóc tách và ghép tạng thành công...

Một ca mổ u quái của BS. Nguyễn Quốc Bảo- khắc tinh của những khối u quái

Cũng từ cuộc thi và trao giải Sự hy sinh thầm lặng mà người dân cả nước biết mặt gọi tên  Người bác sĩ nơi rừng sâu núi thẳm - bác sĩ Võ Thanh Dũng - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Yang Reh, huyện KRông Bông, tỉnh Đăk Lăk), người “dám làm ngược lại thần linh” và đã khiến bà con dân bản tin vào y khoa. Là bác sĩ Phạm Thị Ánh Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Đà Nẵng, một “Nữ bác sĩ thép” đã cùng với đồng đội luôn sẵn sàng “lao ra biển” mỗi khi có người gọi cứu hộ, mặc dù trong những chuyến đi đầy hiểm nguy luôn canh cánh trong lòng nỗi lo lắng của người mẹ: “Mình chết thì con mình sẽ ra sao”.

BS. Võ Thanh Dũng luôn tận tình, hết mình vì người bệnh

Nhờ sự lan tỏa của cuộc thi mà rất nhiều tấm gương tuyệt đẹp đã được xã hội biết đến và tôn vinh. Hình ảnh của những thầy thuốc ngày đêm âm thầm vượt qua khó khăn, gian khổ, chiến đấu với bệnh tật, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân không còn như cây quế giữa rừng/ thơm tho ai biết ngát lừng ai hay, dần trở nên thân thuộc, gần gũi hơn với cộng đồng.

Về điều này, truyền thông quả thật đã làm trọn vẹn sứ mạng đẹp nhất của mình.Hình ảnh của những thầy thuốc ngày đêm âm thầm vượt qua khó khăn, gian khổ, chiến đấu với bệnh tật, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân không còn như cây quế giữa rừng/ thơm tho ai biết ngát lừng ai hay, dần trở nên thân thuộc, gần gũi hơn với cộng đồng
Ý kiến của bạn