Ăn ve sầu, dễ nhiễm độc tố khó phân hủy

06-07-2022 16:59 | Xã hội
google news

SKĐS - Ve sầu thuộc họ siêu côn trùng, sống chủ yếu dưới đất. Việc khai thác ve sầu làm thức ăn dễ nhiễm nấm độc và vi khuẩn, nguy hại cho sức khỏe.

6 tác dụng trị bệnh của xác ve sầu6 tác dụng trị bệnh của xác ve sầu

SKĐS - Trong y học cổ truyền, ve sầu có tên thuốc là trách thiền, nhưng ít được dùng nguyên con mà chính xác ve lột mới là bộ phận dùng chủ yếu.

Ngộ độc vì dùng ve sầu làm mồi nhậu

Ngày 4/6, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận cấp cứu 3 bệnh nhân có triệu chứng ngộ độc sau khi ăn nhộng ve sầu đào trong đất. Trước đó, tối 2/7, một nhóm thanh niên 5 người đến nhậu tại một nhà hàng trên đường Cao Thắng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và có ăn món nhộng ve sầu do một người đào trong vườn nhà rồi chế biến mang đến. Sau đó, cả nhóm có triệu chứng nôn ói, chóng mặt, trong đó 3 người bị nặng phải nhập viện. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhân bị sốc phản vệ nghi do ăn nhộng ve sầu.

Ăn ve sầu, dễ nhiễm độc tố khó phân hủy - Ảnh 2.

Món ăn từ ve sầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc.

GS Bùi Công Hiển, Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, ve sầu là loài biến thái không hoàn toàn, nên không có khái niệm "nhộng" như ở bướm tằm. Việc gọi tên là nhộng ve sầu không chính xác. Ve sầu là thiếu trùng sống trong đất còn gọi là kim thiền là một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh có nhiều vân. Có khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới. Ve sầu không chích, không cắn và vô hại đối với con người. Ve sầu cũng được dùng làm thuốc Đông y.

Ở Việt Nam, người dân ở Tây Bắc có thu bắt 2 loài Ve sầu (Ve sầu đen – Cryptotympana atrata và Ve sầu xanh – Meimuna mongolica) để ăn. Phần lớn cuộc đời của ve là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu khoảng từ 30cm đến 2,5m. Các ấu trùng ve hút nhựa rễ cây và có những chân trước đào bới rất khỏe.

Theo GS Bùi Công Hiển, việc ăn ve sầu bị ngộ độc cần xác định loài ve sầu nào. Ve sầu đã bị chết ngoài tự nhiên dễ bị nhiễm nấm độc hay vi khuẩn... hoặc khi chế biến chưa làm sạch dễ phát sinh độc tố. Do thời gian sinh sống chủ yếu dưới lòng đất, ve sầu dễ nhiễm các loại nấm độc ký sinh. Đến nay chưa có nghiên cứu khoa học chính thức nào về dinh dưỡng trong ve sầu khi sử dụng làm thức ăn. Tuy nhiên, thói quen truyền miệng, nhiều người vẫn coi ve sầu là món nhậu ngon.

Hiện đang thời điểm giao mùa, là điều kiện thuận lợi cho ve sầu lột xác và trưởng thành. Ve sầu non là món ăn dân dã, ngon, lạ miệng, rất được ưa thích. Vì thế, nhiều người đã tự bắt ve về chiên xào để ăn trong bữa cơm hoặc lai rai với rượu, bia. Từ nhu cầu đó, việc bắt, mua bán ve sầu nhiều năm trở lại đây trở nên phổ biến. Nhộng ve sầu không có độc tố gây chết người nhưng lại dễ bị các loại nấm ký sinh trên cơ thể do sống sâu trong lòng đất lâu ngày. Đây chính là nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng nhộng ve làm món ăn.

Theo GS Bùi Công Hiển, chuyện ăn ve sầu tốt cho sức khỏe chưa được cơ quan chuyên môn ở Việt Nam kiểm chứng và cho kết luận khoa học. Nhưng người ăn ve sầu phải nhập viện, thậm chí tử vong xảy ra hằng năm ở rất nhiều nơi trong cả nước.

Nấm ký sinh trên ve sầu rất độc

Theo các chuyên gia y tế, có một loài nấm tên khoa học Gyrommitrin thường ký sinh trên thân ve sầu có độc tố rất cao, cấu trúc của nó tương tự cấu trúc của một loài nấm độc. Độc tố của nó không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, dù được nấu kỹ và lâu. Nếu bắt phải ổ nhộng ve sầu chưa lột xác và trên cơ thể chúng có sẵn loài nấm ký sinh này thì khi ăn phải, hậu quả sẽ khó lường.

Những ấu trùng ve bị nấm ký sinh thường có hình dáng khác thường: đầu nhỏ, phần về cuối đuôi hơi phình ra. Nếu ăn phải loại này chắc chắn bị ngộ độc, tùy vào lượng ăn và độc tố của nấm có trên thân thể con nhộng mà mức nặng nhẹ khác nhau, có trường hợp chỉ ăn 1 con cũng bị ngộ độc. Ngộ độc cấp tính xảy ra với các biểu hiện, như nôn, ói, co giật, hôn mê sâu và tăng nặng khi uống kèm với rượu, bia. Tỷ lệ tử vong rất cao nếu không cấp cứu kịp thời và điều trị đặc biệt.

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân tự trang bị kiến thức cho bản thân và gia đình, chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, thận trọng khi chế biến nhộng của các loài côn trùng làm thức ăn. Tốt nhất là không sử dụng nhộng của các loài côn trùng làm thức ăn, tránh xảy ra ngộ độc. Hiện có nhiều loại nhộng như nhộng bọ cạp, đuông dừa, dế, ve... có thể dùng làm thức ăn và có giá trị dinh dưỡng cao nhưng rủi ro ngộ độc rất lớn.

Xác ve sầu làm thuốcXác ve sầu làm thuốc

SKĐS - Trong y học cổ truyền, ve sầu có tên thuốc là trách thiền, thuyền thoái, thiền thoái, thuyền y hay thiền thuế...

Xem thêm video đang được quan tâm:



Tô Hội
Ý kiến của bạn