KỲ II: UNG THƯ BÀNG QUANG
Bệnh ung thư bàng quang có liên quan trực tiếp tới vai trò của thuốc lá và các yếu tố khác như: nhiễm ký sinh trùng hoặc do các bệnh nghề nghiệp.
Hơn 90% số ca ung thư bàng quang là loại ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, ít gặp hơn là ung thư biểu mô gai và ung thư biểu mô tuyến.
Những biểu hiện
Bệnh ung thư bàng quang thời kỳ đầu có các biểu hiện:
- Tiểu ra máu: đây là đặc điểm rõ nhất của bệnh ung thư bàng quang. Phần lớn là nước tiểu hoàn toàn pha lẫn máu. Một số ít tiểu rồi, gần cuối mới có vài giọt nước tiểu có máu, hoặc ngay khi bắt đầu tiểu, nước tiểu có vài giọt lẫn máu rồi phần dưới tiểu sau không có.
- Không đau đớn: nước tiểu lẫn lộn máu nhưng không có cảm giác đau đớn, đây là dấu hiệu đặc thù của bệnh ung thư đường tiết niệu, và phần nhiều là ung thư bàng quang.
- Xuất hiện gián đoạn: đột nhiên phát sinh và đột nhiên biến mất. Đặc điểm là xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần.
- Đi tiểu rất khó khăn, hoặc trong lúc tiểu, chợt bị gián đoạn giữa chừng. Thường thấy ở cửa bàng quang sinh trưởng khối u có rễ, và bên trong bàng quang xuất huyết lượng rất nhiều, thành hình các cục máu làm tắc nghẽn cửa bàng quang.
- Tiểu nhiều lần, tiểu gắt, tiểu đau, do bàng quang bị kích thích đến khối u ở bụng dưới. Rất ít bệnh nhân nhận biết mà sớm điều trị trong thời kỳ đầu này, phần lớn bệnh nhân khi biết được thì đã vào thời kỳ cuối của bệnh ung thư bàng quang rồi.
Ung thư bàng quang phát hiện sớm nên kịp thời dùng phẫu thuật và xạ trị, sau đó kết hợp dùng Đông y để điều trị.
Theo Đông y, bệnh ung thư bàng quang, được xếp vào loại “niệu huyết” (đái ra máu).
- Nguyên nhân bên ngoài là do nhiễm thấp nhiệt tà độc, hoặc phong tà nhập vào mạch thiếu âm.
- Nguyên nhân bên trong là thận khí không đủ, không thể tiếp thu huyết được, hoặc là do khí huyết bên trong quá suy không thể thống lãnh được huyết.
Đông y dùng nguyên tắc chữa trị: ích khí tư thận, thu liễm nhiễm huyết, thanh nhiệt lợi thấp. Giải độc thông lâm, thanh nhiệt giải độc, khứ ứ thông lâm...
Ung thư bàng quang thời kỳ đầu và thời kỳ giữa chủ yếu là thể thấp nhiệt, thời kỳ cuối là thể âm hư thấp nhiệt hoặc khí âm lưỡng hư kiêm thấp nhiệt.
Cách ăn uống trong việc phòng và chữa trị ung thư bàng quang
- Chọn những thực phẩm có tác dụng chống khối u bàng quang và đường tiết niệu như: ốc lác, côn bố (phổ tai), hạch đào, tảo đỏ, con sứa biển...
- Chọn những thực phẩm thông tiểu và chống vật chướng ngại trong đường tiểu như: củ năn, rau má, mã đề, củ ấu, đậu đỏ, bông súng...
- Chọn những thực phẩm chống nhiễm trùng đường tiểu như: đậu xanh, đậu nành, rau dền, tảo đỏ, cá chạch…
- Chọn thực phẩm ngừa xuất huyết như: rau cần, hoa huyên (kim châm), mướp, ô mai, hồng…
- Chọn thực phẩm chống viêm mủ như: ngó sen, vây cá, kiều mạch, bồ câu, quả sung.
- Chọn thực phẩm tăng cường công năng miễn dịch như: thận dê, xương sống heo, hạch đào, đậu đao, đậu Hà Lan, bo bo, ba ba, nấm đông cô, linh chi…
Những món ăn bổ trợ chữa trị ung thư bàng quang
Thận heo nấu đảng sâm, hoàng kỳ:
Nguyên liệu: một cái thận dê, đảng sâm, hoàng kỳ, khiếm thực, mỗi thứ 12g, chút ít muối, rượu vang (hoặc rượu khai vị), hành, gừng.
Cách làm: chặt xương sống heo ra từng khúc nhỏ, nấu chung với các món thuốc trên. Nêm muối, hành, gừng vừa ăn là dùng được.
Cá diếc nấu tỏi:
Cá diếc một con, mổ bụng, bỏ ruột, để nguyên vảy. Sau khi rửa sạch, đem tỏi (đã lột vỏ) bỏ vào trong bụng cá, dùng giấy trắng sạch bao lại, sau khi dùng nước rưới cho thấm ướt rồi bỏ vào cám trấu nướng cho chín.
Ăn hết tỏi, cá. Nếu có điều kiện, mỗi ngày ăn một con.
Cá chép nấu mướp, hành:
Nguyên liệu: cá chép tươi 1 con khoảng 200g, mướp 100g; hành trắng 25g.
Cách làm: cá chép đánh vảy, mổ bụng, bỏ ruột. Sau khi rửa sạch để vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu với lửa riu riu cho chín. Sau đó cho hành, mướp đã xắt miếng nhỏ vào, tiếp tục nấu thêm 3 phút nữa. Lấy nước để uống.
Cháo đan sâm:
Nguyên liệu: vương bất lưu hành 20g, đan sâm 15g, đào nhân 15g, gạo nếp 100g. Một ít đường trắng.
Cách làm: giã nát vương bất lưu hành, nấu chung với đan sâm, đào nhân lấy nước thuốc. Cho nếp vào nấu thành cháo để ăn (có thể thêm đường nấu thành chè).
Gà hầm đậu đỏ:
Nguyên liệu: đậu đỏ nhỏ hột 100g; gà mái một con khoảng 500g; dầu, muối, bột ngọt, hành mỗi thứ một ít.
Cách làm: đậu đỏ rửa sạch để sẵn. Gà làm sạch, mổ bỏ đồ lòng, rửa sạch. Cho đậu đỏ vào bụng gà, đổ lượng nước vừa đủ vào nồi, nấu gà cho chín, nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
Cháo sơn dược địa hoàng:
Nguyên liệu: sơn dược 20g, sinh địa hoàng 20g, nhục thung dung 10g, gạo 100g.
Cách làm: ba vị thuốc nấu chung lấy nước thuốc, sau đó dùng nước thuốc vào nấu với gạo thành cháo. Mỗi ngày ăn một thang, ăn liên tiếp 7 ngày.
Ốc lác có tác dụng chống khối u bàng quang và đường tiết niệu
Trà hải kim sa (bòng bong):
Nguyên liệu: hải kim sa 60g, lá trà 30g.
Cách làm: đem 2 vị này nghiền thành bột, dùng nước gừng tươi và cam thảo pha vào, quậy đều. Mỗi lần uống 10g, chia uống nhiều lần trong ngày.
Trà trúc diệp (lá tre):
Nguyên liệu: trúc diệp 10g, lá trà 5g.
Cách làm: cho 2 thứ vào lượng nước thích hợp, nấu cho sôi, dùng uống thay trà.
Trà thông thảo:
Nguyên liệu: thông thảo 3g, đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 3g, thanh thái diệp 6g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh)30g.
Cách làm: cho tất cả vào nồi với lượng nước thích hợp, nấu sôi khoảng 15 phút. Chia uống nhiều lần trong ngày.
Trường hợp bí tiểu do ung thư bàng quang, có thể dùng phương pháp đắp lỗ rốn sau đây:
Phương thuốc 1:
Nguyên liệu: tạo giác (trái bồ kết) 10g, củ hành 3 củ.
Cách làm: nghiền nát tạo giác thành bột. Củ hành đâm nát, hòa 2 thứ lại thành cao, đắp vào lỗ rốn, dùng băng vải băng lại, khoảng 2 giờ sau là có kết quả.
Chủ trị: bị bí tiểu thể hàn.
Phương thuốc 2:
Nguyên liệu: chi tử (trái dành dành) 20 hột, tỏi 1 củ, chút ít muối.
Cách làm: nghiền nát chi tử, đập nát tỏi, trộn với bột chi tử thành cao. Đắp lên lỗ rốn dài đến huyệt hội âm, ngoài băng lại cho thuốc không rớt ra. Mỗi ngày đổi thuốc 1 lần, sau khi tiêu tiểu thông, ngừng đắp thuốc.
Chủ trị: do thấp nhiệt nên thủy bế, bí tiểu. Khô khát muốn uống nước mãi, cổ họng khô, ho, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy. Đắp khoảng 1 giờ là có kết quả.