Ăn uống liên quan đến ung thư vú? (Kỳ 1)
Kỳ 2: CÁCH SẮP XẾP ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÚ?
Người bệnh ung thư vú trong thời gian điều trị dùng thuốc hoặc do diễn biến của bệnh cần kiêng ăn theo lời dặn của thầy thuốc ra, thường về mặt ăn uống không có gì khác so với người bình thường.
Người bệnh ung thư vú nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh, đặc biệt vitamin A và vitamin C
Ăn uống phối hợp với điều trị
Người bệnh ung thư vú trước và sau phẫu thuật nên nỗ lực để ăn, bổ sung dinh dưỡng. Bởi vì, thủ thuật là một “trải nghiệm” không nhỏ đối với cơ thể, dinh dưỡng phong phú có thể thúc đẩy cơ thể trải qua thủ thuật một cách thuận lợi, thúc đẩy lành vết thương, sớm hồi phục sức khỏe. Trong thời gian hóa trị, xạ trị, do việc điều trị mang lại những tác dụng phụ, vị giác và sự thèm ăn của người bệnh suy giảm, sẽ xảy ra phản ứng đường ruột như tức ngực, nôn ói. Lúc này, người bệnh cần nhận thức rằng, đây là những đớn đau tạm thời do điều trị mang đến, nên có tinh thần lạc quan và ý chí kiên cường để khắc phục những tác dụng phụ này, duy trì hấp thu vừa đủ một số thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, nhằm đảm bảo cơ thể tiếp nhận đúng hẹn và hoàn thành các kế hoạch điều trị.
Ăn uống cần tiết chế, không quá nhiều: quan điểm hiện nay cho rằng, dinh dưỡng quá thừa và béo phì đều có ảnh hưởng không tốt đối với việc phát sinh, phát triển của ung thư vú. Vì vậy, trong quá trình sống lâu của người bệnh ung thư vú sau khi điều trị, dưới tiền đề cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, tuân thủ nguyên tắc ăn uống tiết chế, không quá nhiều. Trong sắp xếp ăn uống, đối với tổng lượng hấp thu, chất béo, chất đường cho hằng ngày đều có kế hoạch và khống chế, thực hiện được như ý muốn.
Chọn thức ăn thích hợp: người bệnh ung thư vú sau khi hoàn thành kế hoạch điều trị, chọn các thức ăn có ích thích đáng cho việc phòng trị ung thư vú là điều tốt. Những thức ăn hải sản bao gồm rong biển, hải sâm, vì từ thức ăn hải sản thu được nhiều hoạt chất chống khối u; bên cạnh thức ăn đậu, rau cải, trái cây, có thể bổ sung vitamin cần thiết, chất điện giải.
Người bệnh ung thư vú phải kiêng ăn?
Đối với phần đông người bệnh ung thư vú, kiêng ăn là một vấn đề mang tính phổ biến, đặc biệt là trong giới thượng lưu xã hội tương truyền rằng “kiêng ăn gà”, “kiêng ăn cua”, “kiêng ăn trứng gà”… làm cho người bệnh và người thân chẳng biết nên như thế nào. Vấn đề dinh dưỡng của người bệnh khối u có liên quan trực tiếp đến hiệu quả điều trị, vì thế cần chú trọng về mọi mặt. Người bệnh ung thư gánh chịu cơn đau, năng lượng và vật chất tiêu hao đều lớn hơn so với người bình thường; mặt khác, các thành phần dinh dưỡng giúp đảm bảo việc điều trị được thực hiện suôn sẻ. Vì vậy, người bệnh ung thư nhu cầu bổ sung dinh dưỡng tốt hơn.
Cái gọi là “kiêng ăn” trên thực tế là vấn đề có ảnh hưởng lẫn nhau giữa 3 mặt là căn bệnh, thuốc men và thức ăn. Y học cổ truyền phương Đông sớm đã có cách nói về kiêng ăn.
Kiêng ăn chủ yếu vốn xuất phát từ nhu cầu của cơ thể và việc dùng thuốc. Người bệnh ung thư vú trong xạ trị, hóa trị và một thời gian sau đó, vị giác và sự thèm ăn sẽ giảm, chức năng đường tiêu hóa tạm thời có thể không bình thường. Dịp này, người bệnh dưới tiền đề ăn uống cần dinh dưỡng phong phú, thêm công sức tạo ra sắc - hương - vị, với nguyên tắc là hấp thu được thức ăn thanh nhạt mà dễ tiêu hóa. Nếu không dựa vào thực tế khách quan của người bệnh, cứ một mực đưa vào những thức ăn béo ngậy, trái lại sẽ làm cho người bệnh khó tiếp nhận. Ngoài ra, trong thời gian dùng thuốc chống khối u, không nên dùng thức như ăn chuối, bơ sữa, nếu không sẽ ảnh hưởng hiệu quả điều trị. Một số người bệnh ung thư vú kèm biến chứng tích dịch trong cơ thể, trong ăn uống nên hạn chế hấp thu muối, nếu không sẽ không tốt cho việc hấp thu các chất dịch.
Trước mắt điều đáng nói là, cần ngăn ngừa mở rộng “kiêng ăn”. Đối với người bệnh ung thư, không những có thể ăn trứng gà, mà còn ăn được thịt gà. Điều cần khuyến cáo là, người bệnh ung thư tốt nhất không uống rượu và hút thuốc lá, bởi vì chúng sẽ làm suy giảm chức năng tiêu hóa và cơ chế miễn dịch, tăng những tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị mang lại. Hơn nữa, sau khi uống rượu mạch máu toàn thân trong trạng thái giãn nở, máu tuần hoàn rầm rộ, có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư di căn: cần nâng cao cảnh giác đề phòng. Hút thuốc vốn có nguy cơ gây ung thư, cần loại bỏ thì tốt cho hồi phục sức khỏe.
Tóm lại, ăn uống và dinh dưỡng đối với người bệnh ung thư vú, không chỉ không cần “kiêng ăn”, hơn nữa còn phải tăng cường dinh dưỡng, cung cấp cho người bệnh thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Đồng thời, người bệnh cần loại bỏ những thói quen không tốt trong cuộc sống như: hút thuốc lá, uống rượu, có vậy mới giúp ích cho hiệu quả điều trị lâu dài.
Tại sao người bệnh ung thư vú nên ít dùng thức ăn giàu chất béo?
Nghiên cứu điều tra của nhà dịch tễ học khám phá rằng, thức ăn của vùng bộc phát ung thư vú phổ biến chứa nhiều chất béo và đạm động vật. Trong thức ăn của người Mỹ chứa chất béo và đạm động vật gấp 3 lần so với thức ăn của người Nhật, nên người Mỹ có tỉ lệ mắc ung thư vú cũng gấp 3 lần so với người Nhật. Tại Nhật Bản, nữ giới giàu có tỉ lệ mắc ung thư vú cao gấp 8,5 lần so với nữ giới nghèo khó.
Cuộc điều tra còn khám phá rằng, khi số đông nhân khẩu từ vùng ít bộc phát di cư đến vùng bộc phát nhiều ung thư vú, thì tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng cao, đặc biệt thấy rõ với dân di cư châu Á tại Mỹ. Điều này có lẽ liên quan đến việc sử dụng “thực đơn phương Tây” (trong đó hàm lượng chất béo chiếm 40% so với tổng năng lượng hằng ngày) và hoàn cảnh kinh tế không ngừng nâng cao. Thử nghiệm động vật chứng minh rằng, thức ăn giàu chất béo đã thúc đẩy sự tạo thành và phóng thích một số hormone, theo đó cũng thúc đẩy phát sinh ung thư vú. Chất béo trong thức ăn còn có thể thông qua những con đường tạo ra nguy cơ, đó là:
- Chất béo là công cụ vận chuyển chất gây ung thư tan trong dầu.
- Chất béo là nguồn cung chất gây ung thư.
- Chất béo ức chế phản ứng miễn dịch.
Rất nhiều học giả khám phá rằng, nữ giới béo phì sau mãn kinh dễ mắc ung thư vú, mà thói quan ăn uống với “thực đơn phương Tây” giàu chất béo lại thường gây béo phì. Truy cứu nguyên nhân, có khả năng liên quan đến estrogen trong cơ thể của nữ giới sau mãn kinh. Cho nên, người bệnh ung thư vú không nên dùng nhiều thức ăn giàu chất béo, không kén ăn, không ăn theo sở thích, cần bồi dưỡng thói quen ăn uống tốt, nhằm hưởng lợi lâu dài.
Người bệnh ung thư vú tập thói quen ăn uống tốt như thế nào?
Thói quen ăn uống tốt có tác dụng nhất định đối với phòng trị ung thư. Ăn uống đa dạng hóa, dinh dưỡng phong phú, chức năng cơ thể được tận dụng một cách tự nhiên. Mong rằng người bệnh thực hiện được những điều dưới đây:
Ăn uống đúng giờ, đủ lượng, hấp thu chất dinh dưỡng và năng lượng một cách có kế hoạch.
Bắp cải xào nấm rơm, một món ăn bổ dưỡng cho người bệnh ung thư vú
Dùng nhiều thức ăn chứa vitamin A, vitamin C, dùng nhiều rau cải và trái cây màu xanh. Thường dùng thức ăn có tác dụng ức chế ung thư như: cải bắp, rau cần, nấm rơm…
Ăn uống ít béo lâu dài, thường dùng một số thịt nạc, trứng gà, bơ sữa. Không dùng thức ăn ủ và ngâm muối biến chất, xông khói và chiên rán.
Ít dùng gạo, mì tinh chế. Dùng nhiều ngũ cốc, lương thô như gạo lứt, đậu, bắp…
Thường dùng quả, hạt khô giàu dinh dưỡng như: mè, bí rợ, hạt dưa, đậu phộng, nho khô…, những thức ăn này chứa nhiều loại vitamin và khoáng tố, hơn nữa chứa nhiều xơ, protid và acid béo không bão hòa, giá trị dinh dưỡng cao.
LY.DS. BÀNG CẨM