Vỏ trái cây thường bị loại bỏ do sở thích, thói quen hoặc nhằm giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, loại bỏ vỏ có thể đồng nghĩa với việc loại bỏ một trong những bộ phận giàu dinh dưỡng nhất của một số loại trái cây, củ quả.
Hầu hết tất cả các chuyên gia dinh dưỡng đều đồng ý rằng vỏ trái cây rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin, khiến chúng có thể trở thành phần bổ dưỡng nhất của trái cây. Cho dù tiêu thụ trái cây và rau củ quả để duy trì sức khỏe, giữ dáng và chống béo phì hay để điều trị các vấn đề sức khỏe khác như các vấn đề về hô hấp hoặc bệnh ngoài da, tầm quan trọng của việc bổ sung vỏ trong chế độ ăn uống vẫn phổ biến.
Các loại trái cây có lớp vỏ cứng có thể khó ngon miệng khi chưa gọt vỏ cam và lựu nhưng việc loại bỏ vỏ của các loại trái cây như táo là vô nghĩa. Ngay cả khi một loại trái cây hoặc rau quả không thể ăn được cả vỏ, đừng cho rằng không có dinh dưỡng trong vỏ. Vỏ của hầu hết các loại trái cây họ cam quýt như chanh ngọt và cam chứa nhiều giá trị dinh dưỡng với lượng chất xơ và chất dinh dưỡng thực vật dồi dào.
1. Một số lợi ích của việc ăn trái cây rau củ không bỏ vỏ
Giàu chất chống oxy hóa: Nên ăn trái cây có nhiều màu sắc. Các sắc tố làm cho vỏ của những loại trái cây này có màu sắc cầu vồng cũng góp phần tạo nên giá trị dinh dưỡng cao của chúng, vì vỏ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn so với cùi bên trong. Những loại có màu sẫm hơn như vỏ màu tím hoặc xanh lam rất giàu glycoside anthocyanidin, trong khi những loại có vỏ màu vàng chứa carotenes & sắc tố lutein. Quả việt quất, nho, cà rốt và quả kiwi chỉ là một vài loại trái cây như vậy.
Nguồn chất xơ tốt: Vỏ trái cây là nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan đặc biệt tốt. Loại chất xơ này giúp điều hòa nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Nhiều loại vỏ trái cây đặc biệt giàu pectin, một loại chất xơ hòa tan mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Pectin được biết là làm giảm mức cholesterol và nó cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Cùng với pectin, các chất xơ thô khác như hemiaellulose cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết. Vỏ táo có lẽ là nguồn cung cấp pectin tốt nhất.
Ít calo: Vỏ trái cây hầu như không chứa calo, đường và chất béo nhưng hàm lượng chất xơ cao làm tăng lượng thức ăn khiến cảm thấy no nhanh hơn và lâu hơn rất nhiều. Điều này giúp ích vì nó làm giảm tần suất thèm ăn và giúp dễ dàng cắt giảm lượng calo tổng thể nạp vào.
Khoáng chất đậm đặc: Vỏ trái cây cũng rất giàu khoáng chất như kali, mangan, canxi và kẽm. Kali giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách điều chỉnh lưu lượng máu, canxi cần thiết cho sức khỏe xương của bạn và magie cần thiết cho cơ bắp. Trái cây là nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào, trong đó chuối đặc biệt giàu kali và magie, trong khi bơ là nguồn cung cấp mangan và phốt pho tuyệt vời. Giống như các loại trái cây khác, vỏ chuối cũng có nồng độ các chất dinh dưỡng thiết yếu này cao hơn so với phần cùi.
2. Khi nào không nên bóc, bỏ vỏ?
Một số loại vỏ khó làm sạch hoặc không ăn được:
Một số loại vỏ trái cây hoặc rau quả có thể khó tiêu thụ hoặc đơn giản là không ăn được. Vỏ của quả bơ và dưa ngọt được coi là không ăn được, bất kể chúng được tiêu thụ ở dạng nấu chín hay sống.
Các loại vỏ trái cây và rau quả khác, chẳng hạn như vỏ từ dứa, dưa, hành tây và cần tây có kết cấu dai, khó nhai và khó tiêu hóa. Những vỏ này thường được loại bỏ tốt nhất và không nên ăn.
Hơn nữa, mặc dù một số vỏ rau được coi là có thể ăn được nhưng hầu hết chúng lại không ngon miệng như bí xanh, bí ngô…
Trái cây họ cam quýt cũng có vỏ dai và đắng nên khó ăn sống. Những thứ này thường được tiêu thụ tốt nhất dưới dạng vỏ hoặc nấu chín, hoặc làm mứt, sấy khô để hãm trà…
Một số vỏ trái cây và rau quả, mặc dù hoàn toàn có thể ăn được nhưng có thể có vị đắng hoặc được phủ một lớp sáp hoặc chất bẩn đặc biệt khó loại bỏ.
Vỏ có thể chứa thuốc trừ sâu:
Thuốc trừ sâu thường được sử dụng để giảm thiệt hại cho cây trồng và tăng năng suất. Rửa sạch là một cách tốt để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu bám trên bề mặt vỏ. Tuy nhiên, gọt vỏ là cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu đã thấm vào vỏ trái cây và rau quả.
Đối với nhiều người lo ngại về việc họ tiếp xúc tổng thể với thuốc trừ sâu, đây có thể là lý do đủ chính đáng để chỉ ăn thịt (cùi) của tất cả các loại trái cây và rau quả.
Xem thêm video đang được quan tâm:
4 sai lầm 'kinh điển' khi ăn trái cây nhiều người mắc phải