, trong đó, các sự cố, tai nạn do khâu nổ mìn trên mỏ đang gây những thiệt hại lớn.
Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH đánh giá: Việc khai thác các mỏ đá tại các địa phương do doanh nghiệp nhỏ đầu tư nên thường thực hiện không đầy đủ theo các thiết kế, lao động không được đào tạo bài bản, quá trình làm thì lại bớt xén quy trình dẫn đến xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động. Hiện, quy định của pháp luật về an toàn lao động tương đối rõ, song quá trình thực thi tại địa phương chưa nghiêm. Bộ LĐTBXH đã có nhiều chỉ đạo chấn chỉnh nhưng để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều ngành và chính quyền cơ sở.
Đối với Cao Bằng là tỉnh miền núi với tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như đá vôi, được phân bố hầu hết ở các địa phương trong tỉnh, thuận lợi cho việc khai thác làm vật liệu xây dựng. Hiện, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có khoảng 30 mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng. Các mỏ đá hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng sử dụng khoảng 120 người lao động.
Để khai thác đá an toàn cần sự tham gia của công nhân và chủ sử dụng lao động.
Theo số liệu thống kê, từ năm 2018 - 2020, tỉnh Cao Bằng xảy ra 6 vụ tai nạn lao động liên quan đến hoạt động khai thác tại các mỏ đá, khiến 8 người chết, 2 người bị thương. Đây là những con số đáng báo động về công tác an toàn lao động trong khai thác, sản xuất và chế biến đá trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn lao động là do một số chủ mỏ đá còn chủ quan, chưa thực sự nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định khai thác theo đúng thiết kế được phê duyệt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người lao động. Chưa chú trọng tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, người sử dụng lao động; trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế phục vụ ứng cứu, sơ cứu khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động. Bên cạnh đó, một số người lao động còn chủ quan, lơ là, không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động hoặc có thực hiện nhưng cũng chỉ là đối phó.
Thực tế cho thấy, chính ý thức của chủ doanh nghiệp và NLĐ là yếu tố quyết định tới vấn đề an toàn trong hoạt động lao động khai thác khoáng sản. Do vậy, để hoạt động khai thác bền vững, hiệu quả, trước hết, chính chủ mỏ khai thác và NLĐ trực tiếp cần có nhận thức chủ động phòng tránh, lấy phương châm phòng là chính, hạn chế để xảy ra tai nạn mới xử lý.
Bên cạnh đó, công tác quản lý tài nguyên và hoạt động khai thác cần được chú trọng hơn. Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định về ATVSLĐ, kể cả các chế độ bảo hiểm lao động. Đổi mới phương thức huấn luyện về an toàn lao động cho người sử dụng lao động và NLĐ.
Các địa phương tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về ATVSLĐ ở các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động.