3 việc không nên làm ngày Tết tránh rối loạn tiêu hóa
Thường xuyên "cỗ lớn, cỗ nhỏ", nhà nội, nhà ngoại không thiếu bữa nào khiến hệ tiêu hóa của các thành viên trong gia đình bị quá tải hoặc không kịp thích ứng là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, rối loạn đại tiện…
Thêm vào đó, các bữa ăn ngày Tết thường thiên nhiều về các món ăn giàu đạm, chất béo, bột đường và các đồ uống có cồn, ga, chất kích thích… Vô hình chung chúng ta quên đi việc bổ sung các nhóm vitamin quan trọng từ các loại hoa quả, rau củ cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng khó chịu này.
Mâm cỗ ngày Tết thường là các món ăn giàu chất đạm, chất béo và bột đường dễ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa (ảnh minh họa).
Muốn Tết này "trọn vị", không lo rối loạn tiêu hóa, bạn hãy nhớ 3 "KHÔNG" dưới đây:
– Không dự trữ đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh: Ngày Tết hầu hết các gia đình đều có thói quen dự trữ nhiều đồ ăn trong tủ lạnh trong thời gian dài. Cùng với đó là việc nấu quá nhiều đồ ăn trong 1 bữa nhưng không ăn hết, nấu đi nấu lại khiến đồ ăn bị biến chất và nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến gia đình bạn gặp rắc rối với các vấn đề tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên rằng bạn chỉ nên để đồ ăn trong tủ lạnh từ 1 – 2 ngày, không nên để quá lâu.
– Không bỏ bữa: Trong ngày Tết, các bữa ăn gần như không được duy trì đúng thời gian như ngày thường. Đến nhà ai chúc Tết cũng ăn uống, nhậu nhẹt vô tội vạ là lý do khiến hệ tiêu hóa phải "kêu cứu", hoạt động thất thường, không theo đồng hồ sinh học như hàng ngày.
– Không lạm dụng rượu bia: Những ly rượu, cốc bia là đồ uống không thể thiếu trong các bữa tiệc liên quan, chúc tụng mỗi dịp Tết đến xuân về. Việc uống quá nhiều rượu bia tác động trực tiếp đến cơ quan tiêu hóa, kích thích sự co bóp của đại tràng gây nên các hiện tượng như đau bụng, đi ngoài liên tục, nôn ói…
3 việc cần làm giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngày Tết
Lên thực đơn cho ngày Tết: Để vừa tiết kiệm, tránh lãng phí đồ ăn ngày Tết cũng như đảm bảo chất lượng thực phẩm, bạn nên lên thực đơn rõ ràng cho ngày Tết. Bạn có thể căn cứ vào lượng thực phẩm đã sử dụng cho các Tết trước đó để lên thực đơn. Việc này hạn chế mua quá nhiều thức ăn rồi để hư hỏng hoặc dư thừa.
Không chỉ vậy, lên thực đơn cho ngày Tết còn giúp bạn cân đối giữa các nhóm thực phẩm sử dụng như thịt, cá, rau, củ, quả… đảm bảo đúng và đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả gia đình trong mỗi bữa ăn.
Duy trì nhịp độ sinh hoạt khoa học: Vào kỳ nghỉ Tết, mọi người thường có tâm lý nghỉ ngơi thoải mái, hoàn toàn lệch khỏi nhịp độ sinh hoạt thường ngày: Thức khuya, dậy muộn, ăn uống không đúng bữa, dùng nhiều chất kích thích… gây mệt mỏi, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh lý đường ruột, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa. Do vậy, bạn cần duy trì nhịp độ sinh hoạt như thường ngày, hãy ăn đúng giờ, đúng bữa với lượng thực phẩm vừa phải để cơ thể hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho những ngày đầu năm mới.
Bổ sung bào tử lợi khuẩn ngày Tết giúp bảo vệ đại tràng: Để bảo vệ đường ruột cũng như hỗ trợ xử lý kịp thời vấn đề rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra trong dịp Tết, bạn nên bổ sung bào tử lợi khuẩn mỗi ngày cho các thành viên trong gia đình. Việc bổ sung bào tử lợi khuẩn không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn mà còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn từ đồ ăn, thức uống, hỗ trợ giảm đau bụng, tiêu chảy do dùng bia, rượu, sữa, tươi… ngày Tết.
Thông tin chi tiết về LiveSpo COLON xem thêm tại website: www.livespo.com và nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi về viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, có thể gọi điện đến hotline: 1900 8946 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.