Mặc dù các chế độ ăn kiêng nhiều đạm đang trở nên ngày càng phổ biến, song bằng chứng về hiệu quả của chúng còn chưa thống nhất, và có mối lo ngại về việc những chế độ ăn này có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Mục đích của nghiên cứu mới đây tại Tây Ban Nha là nhằm đánh giá mối liên quan giữa ăn nhiều protein, trọng lượng cơ thể, và tử vong, ở những người có các yếu tố nguy cơ bệnh tim, như béo phì, tiểu đường týp 2 và cao huyết áp.
Theo đó, các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã phân tích số liệu từ một thử nghiệm gồm 7.447 nam giới từ 55 - 88 tuổi và phụ nữ 60 - 80 tuổi trong thời gian từ năm 2003 đến 2009.
Không ai trong số này bị bệnh tim lúc bắt đầu nghiên cứu, nhưng tất cả đều có nguy cơ do cân nặng hoặc tình trạng sức khỏe.
Protein trong chế độ ăn được đánh giá bằng bảng câu hỏi qua thời gian trung bình 5 năm.
Nghiên cứu thấy rằng tổng lượng protein có liên quan với 90% nguy cơ tăng cân so với 10% trọng lượng cơ thể khi protein thay thế cho carbohydrate.
Nguy cơ tăng cân cao hơn chút ít ở những người thay chất béo bằng protein.
Tổng lượng protein cao hơn cũng liên quan với tăng 59% nguy cơ tử vong khi protein thế chỗ cho carbonhydrat, và tăng 66% nguy cơ tử vong khi protein thay thế cho chất béo.
Theo TS Jordi Salas-Salvado, Trường Đại học Rovira i Virgili University ở Reus, Tây Ban Nha, tác giả chính của nghiên cứu thì "Hiện chưa có bằng chứng ủng hộ việc sử dụng chế độ ăn nhiều protein như một chiến lược để giảm cân về lâu dài”.
Ông giải thích rằng hiện vẫn chưa rõ cơ chế đứng sau mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều protein và tăng cân, nhưng có thể là do protein ảnh hưởng đến hệ thống hoóc-môn tác động đến sự thèm ăn.
Cũng có thể những người ăn kiêng dễ ăn nhiều hơn khi chương trình ăn kiêng kết thúc.
Tăng nguy cơ tử vong liên quan đến chế độ ăn nhiều protein có thể bắt nguồn từ tăng nguy cơ bệnh thận, và thay đổi trong chuyển hóa glucose và insulin.
Cẩm Tú
Theo Telegraph