Theo Đông y, mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, quy kinh vị và đại trường, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, nhuận phế chỉ khái, chỉ huyết, hạ huyết áp, kháng ung thư…; chủ trị các chứng như khí hư huyết thiếu, phế hư lâu ngày, ho ra máu, chảy máu cam, kiết lỵ ra máu, trĩ chảy máu, phụ nữ băng lậu, tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, chấn thương do ngã đập…
Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, mộc nhĩ rất giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng như thanh lọc ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol, tăng cường sức khỏe não bộ, bảo vệ gan, chống đông máu, ngừa huyết khối.
Mộc nhĩ được sử dụng như nguyên liệu nấu ăn và như vị thuốc trị bệnh.
1. Tác dụng của mộc nhĩ
Chống oxy hóa: Mộc nhĩ giống như các loại nấm khác, chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol, giúp giảm viêm và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính.
Giảm cholesterol: Các polyphenol trong mộc nhĩ còn có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một nghiên cứu trên thỏ ăn mộc nhĩ cho thấy mức cholesterol tổng và cholesterol xấu đều giảm đáng kể.
Làm sạch mạch máu: Mộc nhĩ giàu polysaccharides, chất xơ, khoáng chất, vitamin K... giúp giảm độ nhớt của máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, phòng ngừa các bệnh như huyết khối, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và thải độc cơ thể.
Mộc nhĩ có nhiều tác dụng với sức khỏe.
Phòng, điều trị thiếu máu: Hàm lượng sắt trong mộc nhĩ rất cao, gấp hơn 7 lần gan lợn, giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Phòng và chống ung thư: Mộc nhĩ chứa các chất có hoạt tính chống khối u, giúp tăng cường hệ miễn dịch và có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư.
Làm đẹp và giảm cân: Mộc nhĩ giàu chất sắt, beta-caroten, giúp dưỡng da - tóc, ngoài ra chất xơ và lecithin trong mộc nhĩ hỗ trợ điều chỉnh, phân bổ hợp lý lượng mỡ trong cơ thể, thúc đẩy giảm cân.
2. Những kiêng kỵ khi ăn mộc nhĩ
2.1 Những trường hợp không nên ăn mộc nhĩ
- Người mắc bệnh về dạ dày, đường ruột: Mộc nhĩ chứa nhiều chất xơ, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, nhưng với người có bệnh về dạ dày và đường ruột, việc ăn mộc nhĩ sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi ăn mộc nhĩ, vì một số thành phần trong mộc nhĩ có thể gây kích thích, thậm chí dẫn đến sảy thai.
- Người bị chảy máu: Do mộc nhĩ chứa lượng lớn chất keo và chất xơ, có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Những người mắc bệnh chảy máu, người sắp phẫu thuật nên hạn chế hoặc tránh ăn mộc nhĩ.
2.2 Kiêng kỵ chính khi ăn mộc nhĩ
- Không ăn quá nhiều: Dù mộc nhĩ rất bổ dưỡng, nhưng ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày và đường ruột bị quá tải, gây khó tiêu.
- Không ăn cùng các thực phẩm giàu canxi: Mộc nhĩ chứa một số chất sinh hóa nếu ăn cùng thực phẩm giàu canxi có thể tạo ra các chất khó tiêu, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ.
Mời bạn xem tiếp video:
Bé gái 11 tháng tuổi nguy kịch vì sốc mất nước từ đường tiêu hóa | SKĐS