Theo nghiên cứu này, ăn bữa cuối cùng trong ngày trước 7 giờ tối có thể giúp bạn có sức khỏe tốt hơn.
Tác giả chính của nghiên cứu Namni Goel, ở Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ cho biết: “Ăn muộn có thể có ảnh hưởng tiêu cực lên các chỉ số cân nặng, năng lượng và hormon như đường huyết và insulin cao hơn, liên quan tới bệnh tiểu đường, hay cholesterol và triglycerid liên quan tới các rối loạn tim mạch và vấn đề sức khỏe khác.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra bằng chứng thực nghiệm về tác động của việc ăn muộn lên chuyển hóa so với ăn sớm hơn. Trong nghiên cứu này, 9 người lớn có trọng lượng cơ thể khỏe mạnh được chia thành 2 nhóm, nhóm thực hiện chế độ ăn bình thường (3 bữa và 2 bữa nhẹ từ 8 giờ sáng và 7 giờ tối) trong 8 tuần và nhóm ăn muộn (3 bữa và 2 bữa nhẹ từ buổi trưa tới 11 giờ đêm) trong 8 tuần.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những người ăn muộn hơn có trọng lượng tăng so với những người ăn sớm hơn. Thương số hô hấp, tỷ lệ carbon dioxid được sản sinh bởi cơ thể với lượng khí oxy cơ thể sử dụng chỉ ra rằng những vi chất dinh dưỡng đang được chuyển hóa cũng tăng trong quá trình ăn muộn, cho thấy ăn muộn dẫn tới chuyển hóa ít lipit hơn và nhiều carb hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một loạt các yếu tố chuyển hóa tiêu cực khác tăng lên khi ăn muộn, gồm insulin, đường huyết khi đói, cholesterol và triglycerid. Họ cũng thấy rằng ăn sớm hơn có thể giúp ngăn ngừa ăn quá nhiều.