Ăn không tiêu là biểu hiện của bệnh gì?
Ăn không tiêu là tình trạng đau và khó chịu ở vùng bụng, xảy ra sau khi ăn do quá trình tiêu hóa ở dạ dày gặp vấn đề. Hầu hết các triệu chứng ăn không tiêu thường cải thiện nhanh chóng sau khi thay đổi lối sống và dùng thuốc. Trong một số trường hợp nghiêm trọng thì tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý tiêu hóa tiềm ẩn, cần được điều trị kịp thời.
Ăn không tiêu xảy ra liên tục, kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn. Điều này còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, điển hình là cảm giác khó chịu và chán ăn. Vì thế ngay khi nhận thấy triệu chứng khó tiêu, người bệnh nên thăm khám sớm để được điều trị hiệu quả.
Lý do ăn không tiêu?
Đa phần các trường hợp ăn không tiêu đều có liên quan đến vấn đề ở dạ dày. Dạ dày có lớp niêm mạc giúp bảo vệ bề mặt tránh khỏi tác động của acid. Khi lớp này bị bào mòn thì acid sẽ dễ dàng tác động lên thành dạ dày, khiến dạ dày bị kích ứng dẫn đến viêm.
Ngoài ra acid cũng có thể trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gọi là hiện tượng trào ngược acid. Tình trạng này cũng thường đi kèm với các triệu chứng khó tiêu như ợ hơi, ợ chua… Người bệnh có thể bị trào ngược acid và khó chịu ở thực quản ngay cả khi niêm mạc dạ dày vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên nếu lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng. Lúc này một số triệu chứng khó tiêu có thể xảy ra như no sớm, buồn nôn, đầy hơi…
Một số yếu tố khác cũng gây ra triệu chứng khó tiêu như:
- Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh.
- Chế độ ăn quá nhiều chất béo.
- Không dung nạp thực phẩm (một số thực phẩm mà cơ thể khó dung nạp).
- Hút thuốc và uống rượu.
- Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (như aspirin, ibuprofen…).
- Căng thẳng lo lắng quá mức.
Tuy vậy triệu chứng ăn không tiêu xuất hiện thường xuyên cũng có nguy cơ liên quan đến các bệnh tiêu hóa nguy hiểm, chẳng hạn như:
- Bệnh viêm loét dạ dày.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Viêm dạ dày.
- Liệt dạ dày.
- Thoát vị hoành.
- Sỏi mật.
- Viêm túi mật.
- Viêm tụy
- Hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Bệnh celiac.
- Tắc ruột non.
- Ung thư dạ dày.

Ăn không tiêu là tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải.
Ăn không tiêu nên làm gì?
Chứng ăn không tiêu ở mức độ nhẹ có thể cải thiện hiệu quả nhờ vào việc thay đổi lối sống hợp lý và lành mạnh, bao gồm:
- Ăn các bữa ăn nhỏ, ăn thường xuyên hơn.
- Nhai thức ăn từ từ và kỹ lưỡng.
- Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây kích ứng hệ tiêu hóa, chẳng hạn như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều chất béo, đồ chế biến sẵn, đồ uống có gas, caffein, rượu…
- Bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực lên bụng.
- Tập thể dục thường xuyên để giúp kiểm soát cân nặng và thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.
- Quản lý căng thẳng.
- Thay đổi thuốc của bạn, điển hình là các loại thuốc giảm đau gây kích ưng niêm mạc dạ dày.
Nếu người bệnh được chẩn đoán khó tiêu do mắc bệnh lý cụ thể thì điều quan trọng nhất là phải điều trị dứt điểm.
Đối với trường hợp nặng các bác sĩ có thể kê đơn thuốc như: Thuốc kháng acid có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày để tránh gây kích ứng các mô. Tuy nhiên người bệnh không nên dùng quá thường xuyên. Thuốc chẹn H2 có tác dụng làm giảm acid dạ dày bằng cách ức chế cơ thể sản xuất ra histamine, có thể dùng thường xuyên hơn thuốc kháng acid không kê đơn nhưng tác dụng không kéo dài. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có khả năng ngăn chặn sản xuất acid mạnh hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành các mô một cách hiệu quả.
Nếu trường hợp do các bệnh lý liên quan thì cần điều trị riêng biệt để cải thiện triệu chứng.
Khi nào ăn không tiêu cần nhập viện?
Triệu chứng ăn không tiêu nếu ở mức độ nhẹ thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng nghiêm trọng xảy ra thường xuyên và kéo dài kèm theo các dấu hiệu dưới đây thì người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay:
- Giảm cân mất kiểm soát.
- Chán ăn.
- Nôn nhiều, nôn ra máu.
- Phân có màu hắc ín.
- Khó nuốt.
- Thiếu máu thiếu sắt mà không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, còn có các trường hợp khẩn cấp dưới đây cần được chăm sóc y tế ngay lập tức: