Ăn ít đường có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược axit

30-11-2022 10:38 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Trào ngược axit ảnh hưởng đến rất nhiều người với các triệu chứng khó chịu như: ợ chua, nóng rát ngực, nghẹn, buồn nôn, viêm họng… Một nghiên cứu mới cho thấy, việc cắt giảm lượng đường đơn giản có thể cải thiện tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây trào ngược axit

Trào ngược axit là tình trạng ống nối giữa miệng và dạ dày (thực quản) bị kích thích bởi axit dạ dày hoặc mật. Nó cũng có thể được gọi là trào ngược dạ dày thực quản.

Khi thức ăn và đồ uống được nuốt xuống, chúng sẽ đi xuống thực quản. Cơ trơn trong thực quản di chuyển thức ăn xuống dạ dày bằng cách co bóp. Có những cơ đặc biệt trong thực quản cho phép thức ăn và chất lỏng đi qua và xuống dạ dày, đồng thời ngăn không cho thức ăn trào ngược từ dạ dày lên miệng. Những cơ này được gọi là cơ vòng.

Cơ thắt thực quản trên nằm ở phía trên cùng của thực quản. Cơ này có thể được kiểm soát tự động trong quá trình nuốt. Nó cũng giúp ngăn thức ăn và chất lỏng đi xuống khí quản hoặc trào ngược lên thực quản.

Cơ vòng thực quản dưới nằm ở dưới cùng của thực quản và ở cửa dạ dày. Cơ này không thể được kiểm soát một cách tự động. Nó đóng lại để ngăn thức ăn trào ra khỏi dạ dày và trào ngược vào thực quản. Khi cơ vòng thực quản dưới suy yếu có thể dẫn đến trào ngược axit.

Các triệu chứng của trào ngược axit như: đầy bụng, ợ chua, nóng rát ngực, nghẹn, buồn nôn, viêm họng… có thể trầm trọng hơn khi nằm xuống, nôn trớ, khó nuốt và cảm giác có khối u trong cổ họng.

Ăn ít đường có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược axit - Ảnh 1.

Hình ảnh trào ngược axit.

2. Ăn uống không lành mạnh có thể gây trào ngược

Theo TS. BS Trần Thị Bích Nga, nguyên Giảng viên chuyên khoa dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội, ngoài các yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược axit như: béo phì, ít vận động, hút thuốc thai kỳ, sử dụng một số loại thuốc… thì chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý cũng có nhiều ảnh hưởng đến sự trào ngược axit.

Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn nhiều chất béo, thức ăn cay, thực phẩm chứa nhiều đường, lạm dụng caffeine, rượu bia, đồ uống có gas hay ăn thực phẩm có tính axit cao như: trái cây họ cam quýt, dưa cà, cà chua… có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Khi hạn chế những loại thực phẩm này có thể giúp giảm các triệu chứng trào ngược.

TS.BS. Đào Việt Hằng
https://suckhoedoisong.vn/cai-thien-c...

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ đánh giá tác động của carbohydrate đối với trào ngược axit thông qua một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát. Kết quả cho thấy rằng, việc giảm tiêu thụ carbs đơn giản có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng ợ nóng và các triệu chứng trào ngược khác.

3. Vì sao cắt giảm đường giúp làm giảm trào ngược axit?

Không phải tất cả các loại carbohydrate đều giống nhau. Carbs đơn giản, chủ yếu là đường có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu. Thực phẩm có đường đơn thường thiếu chất xơ hoặc các vitamin và khoáng chất khác có thể hỗ trợ tiêu hóa.

Mặt khác, carbs phức tạp có trong rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt thường chứa chất xơ và các chất dinh dưỡng khác giúp hỗ trợ tiêu hóa và duy trì ổn định đường trong máu.

Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu chính xác lý do tại sao giảm lượng carbs đơn giản lại cải thiện trào ngược axit. Nhưng các nhà nghiên cứu suy đoán rằng, carbs đôi khi khó tiêu hóa, điều này có thể dẫn đến việc chậm làm rỗng dạ dày và gây thêm áp lực lên các cơ giữa dạ dày và thực quản.

Nếu không có những loại vi khuẩn lành mạnh trong hệ thống tiêu hóa, những carbohydrate đó sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn hoặc đúng cách, và về cơ bản chúng có thể tạo ra khí và làm cho tình trạng trào ngược axit trở nên trầm trọng hơn.

Ăn ít đường có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược axit - Ảnh 3.

Cắt giảm thực phẩm chứa đường có thể làm giảm trào ngược axit.

Ngoài đường, những người bị trào ngược axit lưu ý các loại thực phẩm cần tránh, bao gồm trái cây họ cam quýt, sô cô la và nước sốt cà chua.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, những người bị trào ngược axit không nhất thiết phải từ bỏ hoàn toàn đường đơn mà giảm lượng tiêu thụ là một cách tiếp cận hợp lý hơn. Ngoài ra, việc chia khẩu phần ăn nhỏ có thể giúp thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non nhanh hơn. Người bệnh nên ngừng ăn ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ để bữa ăn được tiêu hóa hoàn toàn.

Người bị trào ngược dạ dày - thực quản có nên kiêng đồ ăn nhiều chất béo?Người bị trào ngược dạ dày - thực quản có nên kiêng đồ ăn nhiều chất béo?

SKĐS - Đồ ăn giàu chất béo có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Nguyên nhân là gì và người bệnh nên ăn uống thế nào để cải thiện tình trạng trào ngược axit?

Xem thêm video đang được quan tâm:

6 cách dùng gừng để ngăn ngừa ho và cảm lạnh


Kim Ngân
Ý kiến của bạn