Những thói quen ăn uống dễ hại thận
Ăn mặn dễ hại thận
Thận chịu trách nhiệm cân bằng nước và muối khoáng trong cơ thể. Ăn thực phẩm nhiều muối làm gia tăng hàm lượng natri trong máu, khiến thận phải làm việc khó khăn hơn để loại bỏ loại khoáng chất này ra khỏi huyết thanh. Kết quả là người ăn mặn thường có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, gây áp lực lên các mạch máu thận, ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận và thúc đẩy bệnh thận mạn tính tiến triển.
Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu natri còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Do đó, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều muối là một phần quan trọng giúp bảo vệ thận và nâng cao sức khỏe toàn diện.
Dưới đây là danh sách một số thực phẩm nhiều muối natri mà cần hạn chế ăn: Hoa quả ngâm, thịt đóng hộp, cá ngâm dầu, xúc xích, bò viên, thịt hun khói, pizza, mì gói, gà rán,…là những thức ăn chứa nhiều muối. Ngoài ra, dưa chua, cá muối, kim chi, sốt cà chua, sốt mayonnaise, nước tương, nước mắm,…cũng chứa nhiều muối gây hại thận nếu ăn nhiều.
Nội tạng động vật

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể và sức khỏe của thận.
Thực phẩm giàu caffeine
Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương nổi tiếng, được tìm thấy nhiều trong cà phê, trà, đồ uống có ga và một số loại thuốc, có thể gây hại cho thận khi tiêu thụ quá nhiều. Đồ ăn giàu caffeine có thể là thực phẩm hại thận vì:
Gây tăng huyết áp: Caffeine làm tăng nhịp tim, gây tăng huyết áp, thúc đẩy tổn thương các mao mạch nhỏ li ti bên trong tiểu cầu thận và làm suy giảm chức năng lọc máu của chúng. Nếu tiếp tục tiêu thụ caffeine trong thời gian dài, bạn có nguy cơ cao bị suy thận mạn tính.
Mất cân bằng axit – bazo: Caffeine kích thích dạ dày tăng bài tiết axit, ảnh hưởng đến cân bằng acid-base của cơ thể, một quá trình mà thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì.
Uống nhiều rượu bia
Rượu bia là nhóm thực phẩm không tốt cho thận vì chúng chứa nhiều cồn. Cồn có thể gây hại cho thận theo nhiều cơ chế khác nhau. Cụ thể:
Gây áp lực cho thận: Cồn ức chế hóc môn chống bài niệu (ADH), khiến thận phải lọc nhiều nước hơn.
Gây tăng huyết áp: Cồn làm tăng huyết áp bằng cách gia tăng nồng độ hormone renin trong máu, khiến các mạch máu co lại. Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy bệnh suy thận mạn tính.
Tăng nguy cơ sỏi thận: Việc tiêu thụ rượu bia có thể khiến bể thận và niệu quản mất nước, kích thích tăng cường hình thành các tinh thể muối oxalat trong nước tiểu, gây nên sỏi thận.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu: Rượu còn ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm suy giảm khả năng của cơ thể chống lại vi khuẩn, gây nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Nhìn chung, tiêu thụ rượu bia vừa phải (dưới 700ml bia và 150ml rượu mỗi giờ) sẽ không gây hại cho thận. Tuy nhiên, nếu bạn đã có tiền sử mắc bệnh thận, việc từ bỏ hoàn toàn thói quen tiêu thụ rượu bia là điều cần làm càng sớm càng tốt.
Chế độ ăn thiếu lành mạnh
Ăn uống thiếu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể, khiến thận không đủ sức đề kháng để phục hồi và chống chọi với bệnh tật nên suy yếu nhanh hơn. Thích uống nước giải khát chứa đường cũng hại thận, nếu tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến béo phì và tiểu đường, kích thích viêm thận và tác động tiêu cực đến thận;
Ăn nhiều protein cũng có thể làm tăng lượng axit uric trong nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận axit uric hình thành.
Lời khuyên bác sĩ
Chế độ ăn uống tốt có vai trò quan trọng đối với thận, giúp bảo vệ thận không bị tổn thương thêm. Vì vậy, cần có thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ thận. Với người bệnh thận hạn chế một số loại thực phẩm nhất định để các khoáng chất, chất điện giải không tích tụ trong cơ thể. Chế độ dinh dưỡng này cũng đảm bảo có được sự cân bằng giữa protein, calo, vitamin và khoáng chất…người bệnh thận nên tuân thủ lời khuyên của bác sĩ giúp hạn chế diễn biến của bệnh thận.