Năm 2015, các quan chức y tế Mỹ khuyến nghị Bộ Nông nghiệp nước này kêu gọi người dân thực hiện chế độ ăn giảm thịt và tăng thực vật để cải thiện sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon ở Pennsylvania (Mỹ) thực hiện và được công bố trên tạp chí Hệ thống môi trường và các quyết định đã phát hiện việc tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả có hại cho môi trường vì những thực phẩm này sử dụng năng lượng cao và lượng khí thải nhà kính sau quá trình sản xuất cũng tăng.
Tác giả nghiên cứu - GS. Paul Fischbeck nói rằng, hiệu ứng khí thải nhà kính do trồng rau tồi tệ gấp 3 lần so với thịt lợn xông khói. Ông Fischbeck cũng cho biết, cà tím, cần tây và dưa chuột đòi hỏi nhiều nguồn tài nguyên hơn là thịt lợn và thịt gà.
GS. P. Fischbeck và đồng nghiệp Michelle Tom và GS. Chris Hendrickson đã xem xét việc trồng rau và vận chuyển thực phẩm cũng như doanh số bán hàng và bảo quản thực phẩm ở hộ gia đình để xác định chúng tác động đến tài nguyên. Các nhà khoa học kết luận: có mối quan hệ phức tạp giữa chế độ ăn và môi trường. Những gì tốt cho sức khỏe thì lại không phải tốt nhất cho môi trường. Và những gì tốt cho môi trường không phải là tốt nhất cho sức khỏe.
(Theo Medicalnewstoday, 12/2015)