Cách ăn cải thảo để nhận lượng dinh dưỡng gấp 14 lần
Cải thảo gần đây rất nhiều, có thể chế biến trong nhiều món ăn khác nhau. Mọi người khi nấu cải thảo thường có thói quen bóc từng lớp lá lần lượt bên ngoài đem nấu trước, sau đó cất phần còn lại và ăn bữa sau nếu không sử dụng hết.
Tuy nhiên, nhà dinh dưỡng học Nhật Bản Naoko Makino đã chỉ ra trong cuốn sách "Khoa học nấu ăn và dinh dưỡng" rằng phần lõi trung tâm của cải thảo là phần có hàm lượng khoáng chất GABA cao nhất và phần lá bên ngoài rất giàu vitamin C. Gamma aminobutyric acid (GABA) là một loại axit amin tự nhiên hoạt động như một chất ức chế dẫn truyền thần kinh vì nó ngăn chặn một số tín hiệu não nhất định và làm giảm mức độ hoạt động của hệ thần kinh.
Khi GABA gắn vào một protein trong não được gọi là thụ thể GABA, nó sẽ tạo ra hiệu ứng giúp giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng và sợ hãi. Nó cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa co giật và tổn thương não bộ. GABA đã trở thành một chất bổ sung dinh dưỡng phổ biến trong những năm gần đây.
Chuyên gia dinh dưỡng Makino giải thích, sau khi thu hoạch cải thảo, phần lá bên ngoài vẫn vận chuyển chất dinh dưỡng đến phần trung tâm cải thảo bên trong. Nếu bóc phần lá cải thảo ngoài cùng và ăn trước rồi cất phần trung tâm đi thì nó sẽ nhanh chóng bị héo và hư hỏng. Đến khi được lấy ra sử dụng thì đã mất đi lượng lớn dinh dưỡng.
Vì vậy, cách tốt nhất là cải thảo sau khi mua về nên cắt đôi để lấy phần tâm bên trong ăn trước, các lớp lá bên ngoài nếu không sử dụng đến ngay có thể cho vào túi hay hộp cất tủ lạnh và cố gắng ăn càng sớm càng tốt. Cách làm này có thể tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng lên tới 14 lần.
Ngoài hàm lượng GABA ở phần trung tâm, toàn bộ phần lá của cải thảo có chứa các chất dinh dưỡng như isothiocyanate, indole, sulforaphane, carotene, lutein, axit folic,... Vì vậy, miễn là bạn ăn cải thảo khi vẫn còn tươi, bạn có thể hấp thụ được rất nhiều chất dinh dưỡng. Nếu bạn lo lắng về việc không cung cấp đủ GABA, bạn cũng có thể ăn thêm rau mầm.
Những sai lầm khi ăn cải thảo có thể ảnh hưởng tới sức khỏe
Một số người lười cảm thấy phần tâm của cải thảo được bọc trong nhiều lớp lá nên sẽ rất sạch và không cần phải rửa. Thực tế, cải thảo phải mất từ 2 đến 3 tháng mới phát triển ra lõi, trong giai đoạn này cần bón phân nhiều lần và phòng trừ sâu bệnh, ngoài ra ô nhiễm không khí, vi khuẩn đã tồn tại từ lâu trong đó. Do đó, phải rửa sạch rồi mới ăn được.
Mọi người cũng nên tránh ăn cải thảo thối, cải thảo để quá lâu, nấu quá chín, đun nhiều lần. Vì trong 4 trường hợp này, trong cải thảo sẽ chứa nitrit, nitrit khi vào cơ thể sẽ kết hợp với hemoglobin trong cơ thể tạo thành methemoglobin, khiến cơ thể bị thiếu oxy, xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, khó thở, buồn nôn, nôn mửa và tê liệt. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện điều trị ngay để đảm bảo an toàn tính mạng.
Khi nấu cải thảo không nên chần quá lâu, thời gian tốt nhất là 20 - 30 giây, nếu không sẽ bị mềm và nhũn, ăn không ngon, đồng thời mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng.
Cải thảo không thích hợp để ép lấy nước vì điều này sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
Cải thảo cũng không thích hợp để nấu ăn hoặc phục vụ trong đồ dùng bằng đồng. Đồ dùng bằng đồng sẽ phá hủy axit ascorbic có trong chúng và làm giảm hàm lượng dinh dưỡng.
Xem thêm video đang được quan tâm
14 món ăn giúp trị cảm lạnh có thể bạn chưa biết?