Hà Nội

Ẩm thực giảm đau, chống nhức đầu trong kỳ kinh

SKĐS - Mỗi khi hành kinh, trước hoặc sau khi hành kinh bạn có thể gặp hiện tượng nhức đầu, đau mình mẩy rất khó chịu...

Theo y học cổ truyền, có một số nguyên nhân gây nên hiện tượng nhức đầu, đau mình mẩy... trong kỳ kinh, là do khí huyết lưu thông kém, máu hàn làm ngưng tụ khí huyết, hoặc gan nóng...

Có thể dùng một số món ăn, bài thuốc sau hỗ trợ làm giảm triệu chứng:

1. Canh đầu cá, xuyên khung, bạch chỉ giảm nhức đầu trong kỳ kinh

- Nguyên liệu: Đầu cá béo 1 cái, xuyên khung 6g, bạch chỉ 9g, một lượng nước, gừng, rượu nhẹ, gia vị vừa đủ.

- Giá trị dược lý:

+ Đầu cá: Vị ngọt, tính ôn; làm ấm thận, bổ hư; có thể chữa thận hư do lạnh, nhức đầu, chóng mặt.

+ Xuyên khung: Vị đắng, tính ôn; hoạt huyết thông khí, trừ gió, giảm đau; có thể chữa chứng đau đầu do trúng gió, phong thấp, đau bụng, đau lưng, nhức xương, kinh nguyệt không đều.

+ Bạch chỉ: Vị đắng, tính ôn; trừ gió giải cảm, tán thấp, chống đau nhức, phù thũng; có thể chữa bệnh cảm lạnh, nhức đầu, đau răng, mắt mờ, nhức xương, khí hư.

photo-1677697341361

Cây và vị thuốc xuyên khung giúp hoạt huyết, giảm đau

- Cách làm: Đầu cá rửa sạch, bổ đôi cho vào nồi với lượng nước vừa đủ. Thả xuyên khung, bạch chỉ, vài lát gừng và ít rượu nhẹ vào hầm, đun chín đầu cá rồi nêm gia vị là được.

- Cách dùng: Uống nước canh, ăn đầu cá,ăn liên tục trong 7 ngày.

- Công dụng: Hóa ứ thông lạc, giảm đau, chữa đau đầu khi hành kinh do khí huyết lưu thông kém.

2. Canh tang kí sinh, quế chi, huyết đằng, thịt lươn

- Nguyên liệu: Quế chi 3g, tang kí sinh 20g, kê huyết đằng 20g, thịt lươn 200g, một lượng nước, rượu nhẹ, gừng, gia vị vừa đủ.

- Giá trị dược lý:

+ Quế chi: Vi cay, ngọt, nóng; ôn trung kiện tỳ, bổ thận, ích dương, hòa nhan dưỡng thần; có thể chữa chán ăn do tỳ thấp, thận dương hư hàn, đau bụng, tiêu chảy, đau mắt, ra mồ hôi.

+ Tang kí sinh: Vị ngọt, đắng, tính bình; bổ gan, thận trừ phong thấp, cường gân cốt, thông kinh lạc, an thai hạ huyết áp; có thể chữa bệnh phong thấp, đau buốt cơ thể, mỏi lưng, huyết áp cao.

+ Kê huyết đằng: Vị đắng, ngọt, tính ôn; bổ huyết, hoạt huyết, cường gân cốt, thông lạc; có thể chữa kinh nguyệt không đều, đau mỏi lưng, thiếu máu, tê mỏi giảm thiểu số lượng bạch tế bào, huyết hư vàng vọt, xanh xao.

+ Lươn: Vị ngọt, tính ôn; bồi bổ khí huyết, trừ phong thấp; có thể chữa chứng đau nhức khớp, sức khỏe yếu, nhức xương cốt.

photo-1677697343891

Vị thuốc kê huyết đằng bổ huyết, hoạt huyết.

- Cách làm: Lươn làm sạch, cắt khúc. Quế chi, tang kí sinh, kê huyết đằng bọc trong túi vải, cho vào nồi, cho lươn, một ít rượu, vài lát gừng đun đến khi thịt lươn chín, bỏ túi thuốc ra, nêm gia vị vừa miệng là được.

- Cách dùng: Chia ăn trong ngày, ăn liên tục trong 5 ngày.

- Công dụng: Dưỡng huyết, tán hàn, giảm đau trừ thấp; giảm đau mình mẩy, nhức đầu khi hành kinh do hàn thấp làm ngưng trệ khí huyết.

3. Canh đậu xanh đường trắng

- Nguyên liệu: Đậu xanh 150g, đường trắng 50g, một lượng nước vừa đủ.

- Giá trị dược lý:

+ Đậu xanh: Vị ngọt, tính mát; thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giải khát; có thể chữa say nắng, cảm mạo, phù thũng, tiêu chảy, mụn nhọt, ngộ độc thuốc.

+ Đường trắng: Vị ngọt, tính bình; trợ tỳ, nhuận phổi, mát âm, trừ ho, sinh tân giải khát; có thể chữa ho do phổi nóng, các vết thương không lành miệng, khô miệng, khô họng.

- Cách làm: Đậu xanh vo sạch cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ, ninh chín nhừ rồi cho đường trắng vào.

- Cách dùng: Trước kỳ kinh, mỗi ngày 1 thang, chia làm ba lần, ăn liên tục trong 10 ngày.

- Công dụng: Giải nhiệt, mát gan, giảm đau, chữa đau đầu khi hành kinh do gan nóng gây ra.

Mời bạn xem thêm video

Ăn cá hay thịt tốt hơn | SKĐS

BS Vũ Quốc Trung
Ý kiến của bạn