Dù gặp các biến chứng không mong muốn như ngực cứng, tái sa trễ, ngực thòng, ngực lệch, co thắt bao xơ, giả bao xơ, tụt túi, thông khe, khoang hẹp, sẹo xấu… các chị vẫn cố gắng chịu đựng không dám tháo túi ngực ra vì sợ đau. Đồng thời yếu tố tuổi tác cũng là một trở ngại vì an toàn là tiêu chí rất quan trọng.
Những biến chứng có thể xảy ra trong phẫu thuật với khách hàng lớn tuổi gồm: Chảy máu, thuyên tắc phổi, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, huyết khối tĩnh mạch sâu… Hay các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và hồi phục sau mổ. Chính vì thế cần lựa chọn phương pháp phẫu thuật tháo túi ngực hạn chế mất máu và bệnh viện đa khoa được cấp phép bởi Sở Y tế đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự chuyên môn và quy trình cấp cứu khẩn cấp trong phẫu thuật.

Theo Ths.Bs Hồ Cao Vũ, người có kinh nghiệm với nhiều ca tháo túi ngực cho biết: "Rất nhiều khách hàng tháo túi ngực trên 50 tuổi hy vọng có thể tháo túi ngực không đau, không nghỉ dưỡng, đảm bảo sức khỏe khi cơ thể lớn tuổi có nhiều bệnh lý nền như tiểu đường, gan, tuyến giáp, rối loạn đông máu, tim mạch, huyết áp…".
An toàn là yếu tố hàng đầu trong phẫu thuật tháo túi ngực
Đối với các khách hàng lớn tuổi có nhiều bệnh nền cần thực hiện bộ xét nghiệm đa cơ quan tại các bệnh viện đa khoa có đủ các chuyên khoa. Đồng thời bệnh viện thực hiện phẫu thuật phải có phòng ICU đạt tiêu chuẩn cấp cứu khẩn, đội ngũ bác sĩ giỏi có nhiều kinh nghiệm xử lý khi có bất thường như sốc phản vệ, nhồi máu cơ tim, huyết khối... Một số xét nghiệm bắt buộc phải có đối với khách hàng trước khi phẫu thuật tháo túi ngực.
1. Xét nghiệm máu tổng quát: Kiểm tra số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu để đánh giá tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng.
2. Xét nghiệm chức năng gan và thận: Đo các chỉ số như AST, ALT, creatinine, BUN, độ lọc cầu thận để đảm bảo gan và thận hoạt động tốt, có khả năng chuyển hoá, đào thải thuốc trong quá trình gây mê.
3. Xét nghiệm đông máu (PT, APTT, INR): Đánh giá khả năng đông máu để giảm nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật.
4. Xét nghiệm đường huyết (Glucose): Kiểm tra mức đường huyết để phát hiện hoặc kiểm soát tiểu đường, vì bệnh này ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
5. Điện tâm đồ (ECG), XQuang phổi, siêu âm tim: Đánh giá phổi và tim, đảm bảo không có vấn đề hô hấp hoặc bệnh lý tiềm ẩn trước khi gây mê.
6. Đánh giá tình trạng túi ngực (nếu tháo túi ngực): Chụp MRI, siêu âm kiểm tra tình trạng túi ngực vỡ, rò rỉ, hoặc biến dạng, độ dày của pocket, vị trí khoang ngực khuyết, các tổn thương đi kèm.
7. Kiểm tra các bệnh mãn tính: Nếu có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, hoặc bệnh tự miễn, bác sĩ có thể yêu cầu thêm xét nghiệm chuyên biệt (HbA1c, xét nghiệm miễn dịch...).

Quy trình tháo túi ngực, mê mask thanh quản
Mê mask thanh quản rất ưu điểm với các bệnh nhân và trẻ em. Phương pháp này không chỉ dễ dàng thao tác đối với bác sĩ và kỹ thuật viên mà còn giảm thiểu nguy cơ chấn thương thanh quản trong quá trình thực hiện. Hơn nữa, mask thanh quản ít gây kích thích đường thở, giúp bệnh nhân thoát mê thoải mái hơn, đồng thời tỷ lệ tác dụng phụ cũng thấp hơn so với gây mê bằng nội khí quản.
Các ca phẫu thuật tháo túi ngực thông thường của Ths.Bs Hồ Cao Vũ đã áp dụng gây mê mask thanh quản song song sử dụng dao siêu âm trong quá trình phẫu thuật không gây chảy máu, không tổn thương mô, kỹ thuật tháo túi ngực không chấn thương.
Hậu phẫu khách hàng không đau, không phải nghỉ dưỡng, xuất viện sau 4- 6 tiếng, không dùng thuốc giảm đau hay kháng sinh sau phẫu thuật vì thế ekip các bác sĩ gây mê đã thống nhất chọn phương án gây mê mask thanh quản giúp khách hàng an toàn, thoải mái hơn trong và sau phẫu thuật tháo túi ngực.

Một số lo lắng của khách hàng sau khi tháo túi ngực
1. Tháo túi ngực có đau không?
Tháo túi ngực là đại phẫu, cần thực hiện đầy đủ các quy trình xét nghiệm và phẫu thuật thông thường. Trường hợp khách hàng tháo túi ngực, sử dụng dao mổ siêu âm thì không mất máu nhiều trong ca phẫu thuật, hạn chế tối đa tổn thương mô, kết hợp với phương pháp mê mask thanh quản hoặc mê tĩnh mạch sau 4 tiếng có thể xuất viện.
2. Thời gian nghỉ dưỡng bao lâu?
Hầu như các ca phẫu thuật tháo túi ngực sử dụng dao mổ siêu âm khách hàng không cần nghỉ dưỡng, không cắt chỉ vết mổ và có thể sinh hoạt bình thường sau thoát mê. Đây là phương pháp mang lại ưu điểm cho những khách hàng ngại phẫu thuật và ở xa, trở về với cuộc sống hằng ngày sau 4 tiếng.
3. Sau khi tháo túi ngực sẽ như thế nào?
Sau khi tháo túi ngực, tùy theo độ co giãn và lão hóa của da, mô tuyến bên trong, kích thước túi đã đặt, tình trạng bệnh lý của pocket. Thời gian và sự co lại của ngực mỗi người sẽ khác nhau.
4. Có thể đặt lại túi ngực trong trường hợp nào?
Đối với trường hợp khách hàng lớn tuổi có nhu cầu đặt lại túi ngực, cần bác sĩ nhiều kinh nghiệm tư vấn về cách tạo khoang đặt túi sao cho túi ngực có thể ở trạng thái ổn định lâu nhất trên 20 năm, lựa chọn size túi ngực phù hợp với độ tuổi và cấu trúc cơ thể, phương pháp phẫu thuật hạn chế tổn thương, mất máu, đảm bảo an toàn.