Hà Nội

Ai là người được quyền quản lý số tiền từ thiện của bé Ngân ?

17-09-2014 14:22 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS-Theo ThS.BS Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em, số tiền các nhà hảo tâm và toàn xã hội giúp đỡ bé ngân đã lên tới hơn hơn một trăm triệu đồng đang được người tự xưng là bà ngoại bé Ngân quản lý là hoàn toàn sai với luật bảo vệ trẻ em.

 

Vụ việc bé Ngân ở Bình Dương bị mẹ đẻ và cha ruột bạo hành gây thương tích đang được dư luận quan tâm và lên án. Tuy nhiên, hiện nay người tự xưng là bà ngoại và cha ruột của cháu Ngân cùng xuất hiện và giành quyền chăm sóc bé Ngân. Được biết, số tiền các nhà hảo tâm và toàn xã hội giúp đỡ bé ngân hiện đã lên tới hơn một trăm triệu đồng tính đến chiều ngày 16/9. Bà Ngoại của bé Ngân đang giữ toàn bộ số tiền mà bé được các nhà hảo tâm quyên góp. 

Vậy theo đúng như quy định về quyền bảo vệ trẻ em, việc làm đó có đúng không và phải làm thế nào để bảo vệ quyển lợi lâu dài tốt nhất cho bé An cũng như những em bé bị bạo hành?

Xung quanh vấn đề này, Pv báo Suckhoedoisong.vn đã có cuộc trao đổi với ThS.BS Nguyễn Trọng An -Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em.

bà Ngoại (người đứng sau bé Ngân) trực tiếp quản lý toàn bộ số tiền các nhà hảo tâm gửi từ thiện cho bé

Để bà ngoại bé Ngân giữ số tiền các nhà hảo tâm hỗ trợ là sai với luật bảo vệ trẻ em

Theo ông Nguyễn Trọng An, Việc bé Ngân bị bạo hành và được xã hội cũng như các nhà hảo tâm gửi tiền từ thiện là một hành động tốt.

Tuy nhiên số tiền mà các nhà hảo tâm hỗ trợ không thể tuỳ tiện giao cho bất cứ ai nhận là người nhà của bé Ngân. Quản lý số tiền trên phải thuộc vào trách nhiệm và nghĩa vụ của chính quyền nơi bé Ngân đang ở trọ. Quy định này được nêu rõ Thông tư số 23 và chỉ thị số 1408 của Thủ Tướng chính phủ.

Việc chính quyền địa phương phường Bình Dương, nơi bé Ngân trọ cử một cán bộ tới bệnh viện để ghi chép lại danh sách những nhà hảo tâm đã giúp đỡ bé là đúng tuy nhiên chưa đủ. Ngoài việc ghi chép lại số danh sách, chính quyền phải cử cán bộ giữ số tiền này. Sau khi tập hợp xong, số tiền sẽ được công khai gửi vào ngân hàng dưới tên bé Ngân. Bé Ngân sẽ toàn quyền được sử dụng tiền này - Ông An nhấn mạnh.

Ông An cho biết, ở nước ngoài, khi những trẻ em được nhận tiền từ thiện của xã hội, sẽ có một tổ chức, ngân hàng giữ số tiền này cho các em sau đó tư vấn cho các em cách sử dụng số tiền một cách hữu ích. Nghĩa là cần có kế hoạch, lộ trình trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã bị bạo hành để đảm bảo tương lai cho các em. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Một trường hợp VD điển hình đã xảy ra là Bé Hào Anh trước đây bị mẹ đẻ bắt đi ở cho một người họ hàng để mỗi tháng lấy 500.000đ và bị hành hạ như thời Trung cổ. Sau đó, bé Hào Anh nhận được hỗ trợ của nhiều nhà hảo tâm thì mẹ bé lại nhận về nuôi. Đáng tiếc là do không có hệ thống ngân hàng tư vấn nên Hào Anh đã không biết sử dụng số tiền có ích và thậm chí còn có hành động tiêu cực đuổi bố mẹ ra khỏi một số tiền được xã hội quyên góp cho em quá lớn, em đã đuổi cả mẹ đẻ ra khỏi nhà.

Theo ThS.BS Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em, việc bà ngoại giữ số tiền các nhà hảo tâm giúp đỡ bé Ngân là sai đối với luật bảo vệ trẻ em và không đảm bảo quyền lợi lâu dài cho bé

Hiện tượng những em bé bị bạo hành, bỏ rơi sau đó có được xã hội quyên góp từ thiện, người nhà lại tới nhận. Đây là những tình huống không hiếm thường xuyên xảy ra. Làm thế nào để những người làm bố làm mẹ biết được trách nhiệm của mình trong việc nuội dưỡng con và bảo vệ quyền lợi cho trẻ em tới suốt cuộc đời. Điều này cần phải có những luật định rõ ràng.

Hiện nay, khi chưa có luật, chúng ta cần phải phê phán tạo một dư luận xã hội đối với những hành động trục lợi. Đối với các cơ sở từ thiện xã hội cũng thế. Đội lốt làm từ thiện, chăm sóc nuôi trẻ mồ côi để kêu gọi tiền từ thiện của xã hội. Tuy nhiên số tiền đó không được sử dụng để chăm sóc các em mà bị cắt gọt đi để phục vụ những lợi ích cá nhận của những người đứng ra chăm sóc. Đó là sự trục lợi phi nhân tính.

Theo ông An, trong trường hợp bé Ngân hiện nay, cần phải có một gia đình thay thế. Trong thời gian ông bố dượng, bà mẹ đẻ bị bắt giữ hoặc chưa chứng minh được cha đẻ hay bà ngoại của bé thì có những ông bố, bà mẹ đủ điều kiện nhận nuôi các em trong một khoảng thời gian. Hoặc nuôi em bé cho tới khi đủ 18 tuổi. Nước ta đang triển khai thí điểm để đưa vào trong luật bảo vệ trẻ em.

Với việc để bé Ngân quay về sống với mẹ đẻ và bố dượng sau khi những người này chịu trừng phạt theo quy định của Pháp luật theo ông An là không nên. Những bạo hành mà bé Ngân phải chịu không chỉ là thể xác mà còn là tinh thần. Hộp sọ của bé Ngân bị rạn nứt, rất có thể ảnh hưởng về vấn đề thần kinh sau này, ký ức bị hành hạ có thể sẽ khiến em bị hoảng loạn và in dấu trong suốt cuộc đời

Lãnh đạo địa phương sẽ bị kỷ luật nếu không xử lý dứt điểm những vụ bạo hành trẻ em

Với một người nghiên cứu lâu năm trong công tác bảo vệ trẻ em, ông An cho biết, trách nhiệm của chính quyền là rất lớn. Cộng đồng chỉ là người phát hiện trẻ bị bạo hành sẽ báo cơ quan chính quyền.

Nếu chính quyền địa phương không xử lý những thông tin mà người dân đến báo thì người lãnh đạo địa phương đó sẽ bị xử lý. Nhưng từ trước tới nay, nhiều vụ việc bạo hành trẻ em xảy ra mà chưa hề có bất cứ lãnh đạo một địa phương nào bị kỷ luật hay khiển trách. Điều này đã được đưa vào thông tư số 23 và chỉ thị số 1408 của Thủ Tướng. Tới đây, những thông tư và chỉ định này sẽ được đưa vào bộ luật.

Ví dụ như sau vụ việc của bé Bình ở Hà Nội, Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em đã có hướng dẫn (thông tư số 23) quy trình bảo vệ, can thiệp và giải quyết bà mẹ trẻ em. Khi có vấn đề cần phải báo cho ai và xử lý như thế nào. Tránh những trường hợp không biết báo cho ai hoặc hàng xóm can thiệp thì bị bố mẹ phản đối là con tôi, tôi đánh.

Trong vấn đề bảo vệ trẻ em có 3 cấp độ:

Cấp độ 1: dự phòng không để bạo hành xảy ra phát hiện bạo hành trẻ sớm, can thiệp sớm. Cấp độ này dựa vào mạng lưới cộng tác viên. Tuy nhên, mạng lưới cộng tác viên đang bị hổng và thiếu. Trước đây có 162.000 cộng tác viên. Hiện nay đang cố gắn gây dựng lại thì mới đạt được gần 50.000 cộng tác viên trong cả nước. Các CTV này phải có kỹ năng làm việc với trẻ em

Cấp độ thứ 2: Biện pháp can thiệp khi chẳng may bạo hành trẻ em đã xảy ra rồi. Với trường hợp bé Ngân vừa rồi, địa phương đang thực hiện cấp độ thứ 2. Sau khi em bé bị bạo hành, đưa em bé đi cấp cứu, chữa trị về thể chất, tư vấn về tinh thần, hỗ trợ về tiền bạc..

Cấp độ thứ 3: Giúp đỡ trẻ bị bạo hành hòa nhập với cộng đồng và kế hoạch hỗ trợ dài hạn. Chăm sóc các em như thế nào, các em học tập ra sao, hướng nghiệp cho các em….Các em bé nhận được số tiền từ thiện của cộng đồng, nhà hảo tâm thì sẽ được ngân hàng giữ số tiền này. Sau đó, chính quyền và cơ quan bảo vệ trẻ em sẽ tư vấn cho gia đình và bản thân trẻ cách sử dụng. Điều này vẫn chưa được ghi vào luật vì vậy mới để xẩy ra câu chuyện của bé Hào Anh không biết sử dụng tiền từ thiện của xã hội như thế nào.

Thanh Loan

 


Ý kiến của bạn