Hà Nội

Ai không nên uống nước lạnh?

24-07-2014 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Mùa hè, nhất là những ngày nắng nóng, nhiều người thích uống nước lạnh để vừa giải khát vừa hạ nhiệt.

Mùa hè, nhất là những ngày nắng nóng, nhiều người thích uống nước lạnh để vừa giải khát vừa hạ nhiệt. Nhưng không phải mọi người uống nước lạnh đều bình thường, mà có những người uống nước lạnh có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy ai không nên uống nước lạnh khi trời nắng nóng?

Trẻ em hay người lớn đang bị sốt do nhiễm khuẩn không nên uống nước lạnh vì bệnh sẽ nặng lên.

Trẻ em hay người lớn đang bị sốt do nhiễm khuẩn không nên uống nước lạnh vì bệnh sẽ nặng lên.

Về trạng thái vật lý, nước lạnh khác nước nóng ở chỗ nhiệt độ thấp hơn, do đó các phân tử nước tích hợp rất khó hấp thu qua ruột. Bởi vậy dù có uống nước nhưng cơ thể vẫn thấy khát, vẫn bị thiếu nước do không hấp thu được nước. Mặt khác, nước lạnh còn có tác dụng làm co mạch máu, gây ra các rối loạn nhất định. Bởi vậy có một số đối tượng không nên uống nước lạnh, đó là:

Người đang bị sốt do nhiễm khuẩn như: cảm cúm, viêm họng, viêm mũi... không nên uống nước lạnh vì nhiệt độ lạnh làm co mạch máu giảm khả năng đề kháng của niêm mạc miệng họng, làm bệnh nặng thêm.

Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt: nếu bạn uống nước lạnh, khi vào cơ thể nước lạnh sẽ thu nhiệt của các cơ quan mà nó đi tới, sẽ làm các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, phát sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, thậm chí kiệt sức do ít máu nuôi dưỡng. Vì vậy, phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ” cần phải kiêng đồ uống lạnh.

Phụ nữ mang thai và người cao tuổi: hai đối tượng này chức năng tiêu hóa bị giảm sút, khả năng hấp thụ các đồ uống lạnh cũng suy giảm. Nếu họ uống nước lạnh sẽ gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí là mắc một số bệnh về đường ruột. Cho nên thai phụ và người cao tuổi, nhất là những người có thể trạng kém cần tránh uống nước lạnh.

Trẻ nhỏ: do đường ruột và dạ dày của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện, rất nhạy cảm với những kích thích của nước lạnh. Thực tế nếu trẻ nhỏ uống nước lạnh sẽ gây ra tiêu chảy, đau bụng, bệnh đường ruột... Do đó, cha mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lạnh.

Người bị bệnh đường tiêu hóa: bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng, viêm đường ruột cấp tính... nếu uống nước lạnh sẽ làm cho các mạch máu nhỏ trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến mắc bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa.

Bệnh nhân tim mạch: nước uống lạnh đi qua thực quản, đi qua vùng gần tim sẽ làm lạnh tim, gây co các mạch máu nuôi tim gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đau cơ tim. Bởi vậy, bệnh nhân tim không nên uống nước lạnh.

Người làm việc hoặc đi lại ngoài nắng đang ra nhiều mồ hôi: khi lao động mệt nhọc, mồ hôi ra nhiều, bạn cảm thấy rất khát nước. Vừa nóng, vừa khát nên bạn muốn uống một cốc nước lạnh để giải khát và hạ nhiệt. Nhưng sau khi bạn uống nước lạnh, do phân tử nước lạnh tích hợp lại rất khó hấp thu vào cơ thể nên dù có uống nhiều nước lạnh thì cơ thể vẫn thiếu nước. Mặt khác, nếu bạn bị cảm nắng hay say nắng thì mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được sẽ làm sốt tăng lên. Nếu lúc đó bạn lại uống nước lạnh thì bệnh càng nặng hơn.

BS. Đào Thị Thinh

 


Ý kiến của bạn