Nghiên cứu cho thấy rằng, tổ tiên chúng ta đã giao tiếp bằng âm nhạc trước khi phát minh ra ngôn ngữ, liên quan đến thể thức hôn nhân một vợ, một chồng.
Sự khôn ngoan thường kể rằng âm nhạc là phát minh của con người hiện đại, nhằm vào hai mục đích chính là vui vẻ và bổ ích, một yếu tố xa xỉ hơn là điều kiện cần thiết của cuộc sống. Bằng chứng thể hiện rõ mồn một trên các tài liệu khảo cổ học. Trong khi chiếc rìu cầm tay có từ cách đây 1,7 triệu năm cho đến cách đây 500.000 năm thì các loại nhạc cụ sớm nhất chỉ mới độ 40.000 tuổi mà thôi. Nhưng nếu đào sâu hơn thì câu chuyện càng trở nên kỳ thú hơn. Trong khi nhạc cụ xuất hiện như một sự cách tân tương đối gần đây thì bản thân âm nhạc hầu như già cỗi hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng, tổ tiên chúng ta đã giao tiếp bằng âm nhạc trước khi phát minh ra ngôn ngữ, liên quan đến thể thức hôn nhân một vợ một chồng nhằm giúp tạo ra một chất keo kết dính cần thiết cho sự xuất hiện của các xã hội tiền nhân loại.
Ngoài ra còn có một bằng chứng cho thấy rằng nguồn gốc âm nhạc còn sâu sắc hơn chúng ta tưởng: một số con khỉ có thể nhận diện giữa các dạng thức âm nhạc theo những cách tương tự nhau và làm thế nào mà loài người có thể nhận diện sự khác biệt nhỏ giữa các giai điệu. Khi chúng ta tiếp cận với các bức tranh hang động thì đã nhận ra đó là những mảng màu hội họa chứa đầy tính tham vọng. Con người hiện đại cũng bắt đầu họa hình người và muông thú trên xương và ngà voi chỉ một thời gian ngắn khi họ đặt chân đến châu Âu. Để bắt kịp niềm đam mê mới với nghệ thuật thị giác, con người bắt đầu chế tác nhạc cụ từ xương và ngà voi. Ông Nicholas Conard tại Đại học Tübingen (Đức), người đã giúp khám phá nhiều minh họa tốt nhất về nhạc cụ sơ khai, cho biết: “Có một truyền thống âm nhạc rõ ràng. Ở Tây Nam nước Đức, chúng tôi có 8 loại sáo từ 3 địa điểm khác nhau”.
Sản phẩm phụ của tiến bộ trí tuệ của con người?
Những nỗ lực nghệ thuật ở cái nhìn đầu tiên dường như không ăn nhập gì hết với những thành công đáng kể từ người cổ đại Neanderthal. Thật vậy, một số nhà nghiên cứu đã lập luận rằng âm nhạc là một sản phẩm phụ vô dụng trong tiến bộ trí tuệ của con người. Tuy nhiên, đối với ông Conard và những người khác, âm nhạc và nghệ thuật là rất quan trọng vì chúng giúp con người hiện đại có thể làm giả mạo bản sắc nhóm và tin tưởng lẫn nhau để rồi có thể giúp họ cùng thành công. Những người anh em họ Neanderthal trở nên nghèo nàn bởi vì họ vất vả đấu tranh để thống nhất xã hội, nhưng lại thất bại sắc nét do thiếu đi nghệ thuật và âm nhạc. Thực vậy, ông Conard và những người khác nghĩ rằng câu chuyện có lẽ trở nên phức tạp hơn, họ lập luận rằng, nghệ thuật và các nhạc cụ âm nhạc đã xuất hiện ở châu Âu cách đây 40.000 năm và chắc chắn chúng phải bao gồm các truyền thống nghệ thuật sơ khai.
Người cổ đại đã tự tay tạo tác nên dạng nghệ thuật tinh xảo này
Đơn cử như vào năm 2011, các nhà khảo cổ đã khám phá ra rằng họ đã tìm thấy các dụng cụ và vỏ sò có lẽ đã dùng để sơn lên cơ thể người xưa cách đây 100.000 năm trong một hang động ở Nam Phi. Bà Ruth Biasco tại Bảo tàng Gibraltar (lãnh thổ Anh ở nước ngoài), chỉ dẫn: “Có một bằng chứng mới nổi cho thấy rằng khả năng nhận thức của người Neanderthal có thể so sánh với con người hiện đại”. Thực vậy, có một ứng viên nhạc cụ của người Neanderthal, đó là một cây sáo làm từ xương có niên đại 43.000 năm được tìm thấy ở Slovenia. Phát hiện này đang gây tranh cãi khi mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “những cái lỗ ngón tay” trên cây sáo trông chẳng khác là mấy so với những vết thương khi một loài thú lớn gặm những khúc xương.
Tranh cãi về nhạc cụ sơ khai vẫn chưa hạ hồi phân giải. Thậm chí đến tận ngày nay, những nghệ nhân Didgeridoo vẫn đang chế tác nhạc cụ của họ bằng cách tìm kiếm những thân cây bị đục rỗng do mối ăn. Việc thừa nhận các nhạc cụ như tại các di chỉ nhân loại học cổ xưa là một thứ khó có khả thi, dẫn lời nhà nghiên cứu âm nhạc sơ khai Francesco d’Errico tại Đại học Bordeaux (Pháp). Ông Errico nói: “Phải có thật nhiều nỗ lực và nghiên cứu công phu”. Ông Iain Morley tại Đại học Oxford (Anh), người đang nghiên cứu về âm nhạc hiện đại được sáng tạo ra bởi các nhóm săn bắn tập trung hiện đại, đã xác định một trở ngại trong việc tìm kiếm các nhạc cụ thủa sơ khai. Trong quyển sách của mình mang tựa đề “Âm nhạc Tiền sử”, xuất bản vào năm 2013, ông Morley nhấn mạnh về nhiều nhạc cụ truyền thống được làm từ các vật liệu dễ hư hỏng mà phần lớn đã mục ruỗng tương đối nhanh. Điều này có nghĩa là sẽ rất khó để tìm thấy các vật thủa ban đầu được dùng để tạo nhạc, có hay không việc một mình người Neanderthal đã sử dụng chúng?
Đây có thể là cây sáo thời Đồ Đá Cũ của người Neanderthal
Những giả thuyết thú vị
Tuy nhiên, cảm xúc này không thành vấn đề. Có các nhà nghiê cứu nhạc cụ nói rằng chắc chắn cách đây 40.000 năm, người cổ Neanderthal hầu như đã có hướng xử lý nhạc cụ theo cách riêng của họ. giọng nói con người có thể đạt được mức độ thanh nhạc tròn vẹn có thể đã có từ ít nhất cách đây 530.000 ngàn năm, điều đó cho thấy rằng đã có vài loài (người xưa) đã tuyệt chủng bao gồm cả người Neanderthal, đã có tiềm năng ca hát. Sự hiểu biết của chúng ta về nhạc cụ còn liên quan đến các hóa thạch được tìm thấy trong vòng một thập niên qua. Có một miếng xương hình móng ngựa nhỏ xíu nằm ngay cổ của chúng ta gọi là “Hyoid” mà một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng hình dạng của nó đã thay đổi khi hộp thoại của chúng ta dời chuyển xuống cổ họng, cho phép chúng ta nói và hát.
Giờ đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một lượng nhỏ những Hyoid thuộc về người Neanderthal và những người khác, họ là con người sơ khai được biết đến dưới cái tên là Homo heidelbergensis: họ có cùng hình dạng hyoid như người hiện đại . Hộp thoại có thể đã bắt đầu di chuyển xuống phía dưới hoặc sớm hơn. Mô mềm của nó không tồn tại trong các hóa thạch con người, nhưng vị trí dưới trong cổ đã ảnh hưởng đến hình dạng hộp sọ của chúng ta. Điều này có nghĩa là tổ tiên xa xưa của chúng ta đã có khả năng thô trong việc ca hát trong một thời gian dài, và khả năng này đã dần dần được cải thiện qua thời gian. Nếu mà như thế thì, đôi khi con người đã sử dụng giọng nói của họ cho một số việc, song cụ thể nó là việc gì? Charles Darwin, nhà Tự nhiên học và cha đẻ của thuyết Tiến hóa sinh học từ thế kỷ 19, là một trong những người đầu tiên đã cố gắng giải thích tại sao con người đã liên đới với âm nhạc.
Trong quyển sách về thuyết tiến hóa xuất bản vào năm 1871 của ong mang tựa đề “Tổ tiên con người, và sự lựa chọn liên quan đến tình dục”, Darwin cho rằng giọng hát của con người tương tự như tiếng chim hót và nó giúp con đực thu hút bạn tình cũng như cảnh báo đối thủ nhanh cuốn xéo. Mặc dầu vậy, ca hát không phải là trò tiêu khiển độc quyền của nam giới: trong khoảng ¾ loài chim biết hót, chim mái hót cũng hay không kém. Gần đây nhà khoa học Thomas Geissmann tại Đại học Zurich (Thụy Sỹ) đã đưa ra một giả thuyết thú vị khác. Trong một quyển sách xuất bản hồi năm 2000, Geissmann đã chỉ ra có 4 loài linh trưởng cùng có khả năng ca hát (vượn cáo, khỉ lùn Tasier, khỉ Titi và vượn) tất cả đều sống thành từng vợ chồng – cũng như con người, những loài chim ca hát cũng sống theo cặp. Có lẽ Geissmann cho rằng đặc tính ca hát liên quan đến tiến hóa theo cặp nhưng cụ thể là sao thì vẫn còn là một bí ẩn.
Những giải thích khác về nguồn gốc của âm nhạc còn nhấn mạnh đến những điểm tương đồng giữa ca hát và ngôn ngữ của con người. Hầu hết chúng ta nhận ra rằng âm nhạc là một công cụ dùng để giao tiếp – ngay cả khi một giai điệu không lời cũng có thể khiến chúng ta vui hay buồn. Nhà nghiên cứu Dean Falk tại Đại học công Florida (Tallahassee, Mỹ) chỉ ra rằng chúng ta cũng thường hiểu về trạng thái cảm xúc của một ai đó thông qua giọng nói của họ, thậm chí họ nói bằng thứ ngôn ngữ mà chúng ta nghe không quen tai. Có lẽ âm nhạc và ngôn ngữ sớm thoát thai ra khỏi nhu cầu cần thiết của con người thời Tiền sử để giao tiếp trạng thái cảm xúc của họ đối với các thành viên khác trong nhóm. Những sinh vật linh trưởng khác thường dựa vào sự điệu đà của chúng để kết nối cảm xúc với những người đồng hương của chúng – nhưng trong thời Tiền sử, loài người bắt đầu kết nối với nhau thành những nhóm lớn hơn, cũng như cần một cách để quảng bá trạng thái cảm xúc của họ cho một số lượng lớn các cá nhân nhằm giữ vững sự đoàn kết.
Thổ dân Nambia đang chơi nhạc cụ truyền thống
"Giọng chải chuốt" ở người và linh trưởng
Vào thập niên 1990, Leslie Aiello và Robin Dunbar, khi đó đều ở Đại học London (UCL) đã đề xuất ý kiến cho rằng tổ tiên chúng ta bắt đầu giao tiếp bằng các kiểu giọng cảm xúc của họ mà họ gọi nó là “sự chải chuốt giọng hát” nhằm củng cố các mối quan hệ xã hội trên quy mô lớn. Aiello và Dunbar thật sự đang tìm ra cách để giải thích sự tiến hóa ngôn ngữ, nhưng cả hai bao gồm cả Morley đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng buổi đầu của sự phơi bày chất giọng và rằng sử dụng các giọng cảm xúc để tăng cường sự gắn kết xã hội và đích cuối cùng là giải thích ra nguồn gốc của âm nhạc. Nhà nghiên cứu Dean Falk nghĩ đến việc giải phẫu học loài linh trưởng để xem xét sự khác biệt với con người nhằm tìm ra căn nguyên. Một trong những sự khác biệt là trẻ sơ sinh (con người) sinh ra trong trạng thái ít phát triển và yếu nhược hơn so với các loài linh trưởng khác. Đây là một trường hợp: ngay cả khi trẻ sơ sinh có bộ não lớn thì nó cũng để lại nỗi đau cho mẹ đẻ. Nếu não chúng ta phát triển lớn bất thường trong tử cung của mẹ thì chắc chắn sẽ gây chết người.
Một hệ quả khác là đứa trẻ sinh ra của chúng ta thường không biết cách bám vào người mẹ để được an toàn như cách mà con non của loài tinh tinh vẫn đang thực hiện. Những bà mẹ người buộc phải kè kè địu con trên lưng mà làm thế thì lại vô hình chung đã làm ngáng trở khả năng thực hiện các công việc hàng ngày của mình. Ông Dean Falk nghĩ rằng các bà mẹ vào thời Tiền sử đã đặt trẻ con bên dưới cơ thể nhằm giải phóng đôi tay của họ, dành cho các hoạt động khác, và rằng họ sử dụng một dạng hình thức “ngôn ngữ mẹ con” buổi đầu nhằm khiến cho họ yên tâm làm việc. Không phải là ngẫu nhiên khi mà bộ não của tổ tiên chúng ta lại đặc biệt lớn, và trẻ sơ sinh của nó cũng đặc biệt yếu nhược, cách đây khoảng 1,8 triệu năm. Đây là thời điểm mà các nhà nghiên cứu khảo cứu các hộp sọ xưa và quả quyết rằng hộp thoại của con người bắt đầu hạ xuống nhằm giúp cho giọng nói linh hoạt hơn.
Nguồn gốc của âm nhạc có thể là sự thật. Có sự khác biệt giữ chúng, nhưng chúng ta cần nhất trí rằng việc đánh giá cao âm nhạc là một bước quan trọng trong buổi tiến hóa đầu tiên của nhân loại. Và ý tưởng rằng các nhạc cụ 40.000 năm tuổi là bằng chứng về những mối liên hệ mạnh mẽ đã cống hiến vào sự thành công của con người hiện đại ở châu Âu. Tuy vậy vẫn có một số cách trước khi các nhà khoa học khắc họa một bức tranh toàn cảnh về nguồn gốc âm nhạc. Đơn cử như, một số loài linh trưởng đã không dùng âm nhạc nhưng dù sao chúng cũng nghe giai điệu bằng tai. Năm ngoái 2013, ông Andrea Ravignini tại Đại học Vienna (Áo) và Đại học Edinburgh (Anh) đã phát hiện rằng loài khỉ sóc có cùng cách nhận diện các giai điệu khác nhau như loài người hay các cụm từ phức tạp trong ngôn ngữ nói.
Một cặp vượn hát với nhau
Tại sao loài khỉ có khả năng này mà chúng lại không đếm xỉa sử dụng trong tự nhiên? Ông Ravignini thừa nhận: “Tôi không trả lời được điều này đâu”. Giờ đây, ông Ravignini đang nghiên cứu về các tài năng âm nhạc của loài linh trưởng, bằng cách cho loài tinh tinh nuôi nhốt tiếp xúc với những cái trống điện tử. Ravignini nói: “Tôi muốn điều tra xem đến mức độ nào thì tiếng trống thiên nhiên giống như chúng ta, cũng như xem xem những loại hình âm nhạc nào mà loài tinh tinh có thể bắt chước”. Ông Morley cho hay: “Khả năng hình thành các đặc tính âm nhạc ở chúng ta dường như đã hiển thị nhiều hơn tại động vật”. Có lẽ là bởi vì các mạch não mà chúng ta dùng để xử lý âm nhạc ngày hôm nay, thì trong quá khứ nó đã dùng cho một số mục đích khác.
Nguyễn Thanh Hải (BBC NEWS – 2014)