Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh
Đục thủy tinh thể bẩm sinh là tình trạng có một bóng mờ trên thủy tinh thể của bé ngay từ lúc sinh ra ở một hoặc hai mắt. Theo chuyên gia tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết, bệnh đục thủy tinh thể rất nguy hiểm, nếu phát hiện và điều trị muộn thì khi lớn lên, dù được thay thủy tinh thể thì thị lực của trẻ cũng sẽ rất kém. Do đó mà việc phát hiện sớm vô cùng quan trọng để giữ thị lực cho trẻ.
Đục thuỷ tinh thể ở người cao tuổi
Đục thuỷ tinh thể do tuổi già
Khi chúng ta già đi, các protein tạo nên thủy tinh thể tự nhiên của mắt có thể kết tụ lại với nhau. Những khối này là nguyên nhân gây ra tình trạng mờ đục thuỷ tinh thể. Theo thời gian, chúng có thể phát triển lớn hơn và che khuất ống kính nhiều hơn, khiến mắt của chúng ta khó nhìn hơn.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể ở những người có độ tuổi trên 40 chiếm đến 70%. Và cho tới khoảng 65 tuổi, bất cứ ai cũng sẽ bị bệnh lý này ở những mức độ khác nhau, cho dù ở nhiều người nó không ảnh hưởng quá nhiều đến thị lực.
Hầu hết các bệnh đục thủy tinh thể do tuổi tác mất nhiều năm để hình thành và lúc đầu sẽ không có triệu chứng. Nhiều người bị đục thủy tinh thể sớm không nhận ra mình mắc bệnh vì mắt có rất ít vẩn đục.
Đục thuỷ tinh thể ở người có bệnh lý nền
Đục thủy tinh thể còn có thể xảy ra với những người có bệnh lý nền như bệnh đái tháo đường, bệnh viêm màng bồ đào, cận thị nặng, bệnh tim mạch và cao huyết áp, bệnh béo phì.
Đục thuỷ tinh thể do chấn thương mắt
Nhiều loại chấn thương có thể dẫn đến đục thủy tinh thể. Những chấn thương ở mắt ví dụ như va đập mạnh, bị thương do bỏng, hóa chất hoặc mảnh vỡ. Đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc không xuất hiện cho đến nhiều năm sau đó.
Đục thủy tinh thể do chấn thương xảy ra khi thủy tinh thể tự nhiên bị tổn thương bởi sự va đập ở mắt hoặc mắt bị vật nhọn xuyên vào. Chấn thương mắt có thể dẫn đến vỡ hoặc rách bao trước, bao sau có nhiệm vụ cố định thủy tinh thể, làm tổn hại đến thủy tinh thể, vỡ các mạch máu mống mắt và gây xuất huyết.
Thủy tinh thể bị tổn thương sẽ bị mất đi tính trong suốt và trở nên mờ đục. Tùy mức độ tổn thương, có thể xảy ra đục thủy tinh thể khu trú hoặc đục toàn bộ. Dị vật nội nhãn còn lại trong mắt sau chấn thương cũng là yếu tố có thể gây đục thủy tinh thể.
Đục thuỷ tinh thể do chấn thương mắt
Điều trị đục thuỷ tinh thể
Đục thủy tinh thể là một lớp màng của thủy tinh thể của mắt. Khi bệnh đục thủy tinh thể phát triển, thị lực của bạn có thể bị mờ, mờ hoặc không rõ ràng. Bạn có thể gặp quầng sáng xung quanh đèn, nhìn nhiều và nhìn ban đêm kém. Màu sắc có thể mờ đi.
Trong giai đoạn đầu, mất thị lực do đục thủy tinh thể có thể được hỗ trợ khi sử dụng các loại kính đeo mắt khác nhau, kính lúp hoặc ánh sáng mạnh hơn. Nhưng theo các chuyên gia, phẫu thuật đục thủy tinh thể là cần thiết để khắc phục thị lực khi bị đục thuỷ tinh thể.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị khác nhau. Phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể nhân tạo được các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết là phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất, sử dụng năng lượng siêu âm phá vỡ thủy tinh thể thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ, sau đó thay thế vào đó là một thuỷ tinh thể nhân tạo (đơn tiêu hoặc đa tiêu).