Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình con bướm nằm ở cổ và bên dưới yết hầu. Khi bị bướu cổ, tuyến giáp sẽ tăng kích thước. Toàn bộ tuyến giáp có thể phát triển lớn hơn hoặc tạo thành những cục nhỏ gọi là nhân giáp.
Bướu cổ có thể liên quan đến việc lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể không bình thường (cường giáp hoặc suy giáp).
Các loại bướu cổ thường gặp
Bướu cổ có thể được phân loại theo một số cách khác nhau. Bao gồm cách nó phát triển và mức độ hormone tuyến giáp của bạn có bất thường hay không. Sau đây là các loại bướu cổ được phân theo hình thái phát triển và chức năng tuyến giáp. Cụ thể:
1. Phân loại theo hình thái phát triển gồm
- Bướu cổ đơn thuần: Y học còn gọi là bướu cổ lành tính hay phình giáp. Loại bướu cổ này xảy ra khi toàn bộ tuyến giáp sưng lên. Khi sờ vào cổ có cảm giác mịn, nghẹn ở cổ…
- Bướu giáp đơn nhân: Loại bướu cổ này xảy ra khi một cục rắn hoặc chứa đầy chất lỏng được gọi là đơn nhân phát triển trong tuyến giáp của bạn. Nó khiến tuyến giáp có cảm giác sần. Có thể là nhân đặc hoặc chứa dịch. Có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy nếu nhân to hoặc nổi gồ trên mặt da. Khi nhân kích thước nhỏ thì có thể được phát hiện qua siêu âm tuyến giáp.
- Bướu giáp đa nhân: Loại bướu cổ này xảy ra khi có nhiều nhân trong tuyến giáp của bạn. Các nhân có thể được nhìn thấy hoặc chỉ được phát hiện thông qua kiểm tra hoặc siêu âm.
2. Phân loại theo chức năng tuyến giáp
- Bướu giáp độc: Bướu giáp này xảy ra khi tuyến giáp của bạn to ra và sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Gây ra các triệu chứng gọi là cường giáp.
- Bướu giáp không độc: Nếu bạn bị phì đại tuyến giáp nhưng hormone tuyến giáp bình thường (bình giáp), thì đó là bướu giáp không độc. Nói cách khác, bạn không bị cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) hoặc suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém).
Các bác sĩ sẽ dựa vào các đặc điểm triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm để phân loại bướu tuyến giáp khi chẩn đoán.
Ai có khả năng mắc bướu cổ?
Bất cứ ai cũng có thể bị bướu cổ. Tuy nhiên, bướu cổ có khả năng phát triển ở những phụ nữ khi sinh cao hơn khoảng bốn lần so với nam giới. Nguy cơ phát triển bướu cổ của bạn cũng tăng lên khi bạn già đi, đặc biệt là sau 40 tuổi.
Ngoài ra, bạn sẽ có nguy cơ mắc bướu cổ cao hơn nếu thuộc những trường hợp sau:
- Tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp, nhân giáp và các vấn đề khác ảnh hưởng đến tuyến giáp.
- Không bổ sung đủ i-ốt trong chế độ ăn uống, thiếu i-ốt do các nguyên nhân khác.
- Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ cao hơn nam giới. Đặc biệt là ở thời kỳ mang thai tuyến sinh dục màng đệm ở người (HCG), một loại hormone mà một người sản xuất trong khi mang thai, có thể khiến tuyến giáp của họ phát triển.
- Người trên 40 tuổi. Lão hóa có thể ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của tuyến giáp.
- Xạ trị vùng cổ hoặc ngực. Do bức xạ có thể làm thay đổi hoạt động của tuyến giáp.
Thêm nữa, nguy cơ bướu cổ cũng có thể tăng nếu bạn béo phì, kháng insulin, mắc hội chứng chuyển hóa.
Bướu cổ đơn thuần có thể chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Và loại bướu cổ này có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu bạn bị phì đại tuyến giáp, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Vì bướu cổ có nhiều nguyên nhân và trong đó một số nguyên nhân cần được điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm video được quan tâm:
Ngoạn Mục: Cứu Trẻ 6 Tuổi Sốc Phản Vệ Sau Khi Dùng Kháng Sinh | SKĐS