Acid folic hạn chế tình trạng chậm nói ở trẻ

22-10-2011 14:07 | Thời sự
google news

Đó là kết luận mới công bố trên tạp chí JAMA của Hiệp hội Y học Mỹ dựa trên nghiên cứu ở 38.954 trẻ nhỏ Na Uy do Viện Y học Na Uy

Đó là kết luận mới công bố trên tạp chí JAMA của Hiệp hội Y học Mỹ dựa trên nghiên cứu ở 38.954 trẻ nhỏ Na Uy do Viện Y học Na Uy (NIPH) thực hiện. Theo nghiên cứu này thì những phụ nữ được bổ sung acid folic trong giai đoạn thai kỳ không chỉ làm giảm tỷ lệ khuyết tật khi sinh mà còn cải thiện kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là hạn chế tình trạng chậm nói ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Trước nghiên cứu trên, các nhà khoa học cũng phát hiện thấy lợi ích to lớn của việc bổ sung acid folic cho nhóm phụ nữ mang thai. Theo các nghiên cứu này, nếu thiếu acid folic thì rủi ro mắc bệnh khuyết tật ống thần kinh (NTT), nhất là nứt đốt sống, thiếu một phần não là rất lớn. Chính vì vậy mà từ năm 1998, tại Mỹ và Canada, người ta đã đưa ra quy định bắt buộc bổ sung acid folic vào thực phẩm dạng hạt hay còn gọi là folate. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), việc bổ sung acid folic vào thực phẩm đã làm giảm được từ 15 - 50% rủi ro mắc bệnh NTT ở trẻ sơ sinh. Hiện tại đã có 51 quốc gia trên thế giới coi việc bổ sung acid folic vào ngũ cốc là quy định bắt buộc, riêng Na Uy  không thuộc nhóm các quốc gia nói trên nên đã được chọn làm nơi thực hiện nghiên cứu acid folic. Cụ thể, những bà  mẹ mang thai bổ sung acid folic trước 4 tuần mang thai và sau 8 tuần thụ thai thì con cái họ sinh ra có tỷ lệ nói chậm 0,4%, nếu kết hợp với các loại dưỡng chất khác thì kết quả càng tốt (giảm) hơn trong khi đó, nhóm phụ nữ không bổ sung acid folic trong giai đoạn thai kỳ, thì tỷ lệ trẻ chậm nói tăng vọt tới 0,9%. 

            KHẮC NAM(Theo FNU, 10/2011)


Ý kiến của bạn