Hà Nội

9 thực phẩm tốt cho phổi của trẻ sau nhiễm COVID-19 cha mẹ không nên bỏ qua

09-07-2022 06:30 | Dinh dưỡng

SKĐS - Phần lớn trẻ em sau nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ, tuy nhiên sau khi khỏi bệnh, một số trẻ vẫn có hội chứng hậu COVID cấp tính. Trong đó, COVID-19 thường ảnh hưởng đến phổi nhiều nhất nên các triệu chứng hô hấp kéo dài khá phổ biến.

Sau nhiễm COVID-19, do virus tấn công vào phổi nên các triệu chứng ho, đau ngực, khó thở xuất hiện ở khá nhiều trẻ. Trẻ nhỏ lại thường hiếu động, thích chạy nhảy nên những tổn thương tại phổi có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của trẻ. Do đó việc bổ sung các loại thực phẩm bổ phổi sau nhiễm COVID-19 cho trẻ là cực kỳ quan trọng.

1. Hậu COVID-19 nên cho trẻ ăn gì để tốt cho phổi?

1.1 Cá hồi

Chế độ ăn uống giàu protein là chìa khóa cho sức khỏe của phổi. Trong đó, cá hồi có đầy đủ các axit amin thiết yếu mà cơ thể sử dụng để tạo ra protein nhằm hấp thụ chất dinh dưỡng, tái tạo tế bào, giúp chữa lành các mô phổi. Protein cũng có thể tăng cường khả năng miễn dịch để ngăn ngừa các rối loạn và sửa chữa mô cơ thể.

Hai chất dinh dưỡng quan trọng khác đối với sức khỏe của phổi có nhiều trong cá hồi là axit béo omega-3 và vitamin D giúp giảm viêm và cải thiện sức mạnh cơ hô hấp.

9 thực phẩm tốt cho phổi của trẻ sau nhiễm COVID-19 cha mẹ không nên bỏ qua - Ảnh 2.

Cá hồi giàu protein tốt cho sức khỏe của phổi.

1.2 Trứng

Trứng là thực phẩm chứa nhiều protein. Trung bình trong 1 quả trứng gà chứa khoảng 6-7g protein, tuy nhiên tùy theo trọng lượng mà hàm lượng protein này có thể thay đổi. Chế độ ăn uống giàu protein có thể giúp cơ thể phục hồi sau nhiễm trùng đường hô hấp và chúng cũng có đặc tính chống viêm. Vitamin D trong trứng kiểm soát phản ứng viêm trong các mô phổi. Lutein và zeaxanthin là chất chống ôxy hóa mạnh trong trứng, giúp cải thiện chức năng phổi ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Nó cũng bảo vệ phổi khỏi tổn thương tế bào.

1.3 Ăn táo mỗi ngày

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trái cây rất tốt cho sức khỏe và táo là một trong những loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có đặc tính chống viêm và là lựa chọn hoàn hảo cho người có bệnh viêm đường hô hấp. Nó giúp kích hoạt khi hệ thống hô hấp trở nên yếu do sự viêm nhiễm của màng và tế bào.

Theo một nghiên cứu Trường bệnh viện Đại học Y George (Anh) về chế độ ăn tác động đến sức khỏe lá phổi cho thấy, những người ăn 5 trái táo trở lên mỗi tuần sẽ có lá phổi khỏe mạnh, đồng thời việc thực hiện chức năng cũng tốt hơn.

Táo là thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa, trong đó có một flavonoid chống ôxy hóa là quercetin có tác dụng bảo vệ phổi khỏi tác hại của ô nhiễm không khí và khói thuốc. Táo cũng giàu vitamin C và vitamin E, rất tốt để ngăn ngừa bệnh hen suyễn, có lợi cho đường thở của trẻ.

1.4 Quả lê

Theo y học cổ truyền, lê hay còn được gọi là tuyết lê là vị thuốc có vị hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, tiêu độc, giảm ho nên có thể phù hợp với cả người đang bị COVID-9 và sau nhiễm COVID-19 để giảm nhẹ các triệu chứng. Đặc biệt trong loại quả này còn chứa hàm lượng axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2 và vitamin C vô cùng dồi dào. Các nhóm chất này không chỉ giúp làm tăng sức đề kháng mà còn làm sạch phổi, loại bỏ các độc tố còn lại sau khi bị virus tấn công. Lê cũng rất giàu chất chống ôxy hóa flavonoid, nhờ đó có thể giảm được tình trạng viêm phổi hiệu quả.

Theo BS. Nguyễn Minh Ngọc, Bệnh viện Nhi Trung ương, lê là thực phẩm bổ phổi tốt cho trẻ sau nhiễm CIVID-19 nhưng cần dùng đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nên cho bé ăn vào buổi sáng và buổi trưa sau khi ăn, không nên dùng lúc đói vì có thể làm hỏng màng nhầy của phổi. Ngoài ra cũng không nên dùng lê vào buổi tối vì lượng đường và các chất xơ trọng loại quả này có thể khiến trẻ mất ngủ.

1.5 Quả bưởi

9 thực phẩm tốt cho phổi của trẻ sau nhiễm COVID-19 cha mẹ không nên bỏ qua - Ảnh 4.

Bưởi giàu vtamin C giúp kiểm soát tình trạng viêm trong hệ hô hấp.

Bưởi cũng là thực phẩm bổ phổi nên tăng cường trong chế độ ăn của trẻ sau nhiễm COVID-19. Bưởi chứa hàm lượng vitamin C, vitamin B6, axit folic và magie… cực kỳ dồi dào giúp tăng cường sức khỏe của phổi, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tối đa. Ngoài ra, hàm lượng các chất chống ôxy hóa có trong bưởi cũng có thể đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể cũng như kiểm soát tình trạng viêm trong hệ hô hấp.

Theo một số nghiên cứu, những người thường xuyên ăn bưởi thường ít mắc các bệnh về phổi hơn những người ít ăn loại trái cây này. Ngoài ra, bưởi có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng cho những người bị phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy đây là thực phẩm phù hợp cho người bệnh sau nhiễm COVID-19.

1.6 Củ cải

Lượng vitamin C trong củ cải khá cao giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt tốt cho phổi. Thêm vào đó, kali và magie trong củ cải không chỉ tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe của hệ hô hấp mà còn có thể kích thích sản sinh các tế bào bạch cầu, nhờ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương ở phổi hiệu quả.

Củ cải trắng cũng giúp đưa ôxy đến các cơ quan trong cơ thể đều đặn, làm thông mũi để giảm các di chứng mà những trẻ mắc COVID thường gặp như hụt hơi, khó thở, nhanh mệt khi hoạt động. Các hoạt tính kháng virus và kháng khuẩn cũng góp phần bảo vệ phổi khỏe mạnh hơn trước các tác nhân tấn công phổi sau đó. Nếu trẻ đang bị COVID-19, có thể cho trẻ dùng nước ép củ cải để loại bỏ chất nhầy dư thừa nhờ đó thông thoáng đường thở nhanh sau đó.

1.7 Rau màu xanh lá

Các loại rau có màu xanh đậm như cải thìa, bắp cải, rau chân vịt hay cải xoăn sẽ giúp cơ thể hấp thụ carotenoid, sắt, kali, canxi… giúp chống viêm và chống ôxy hóa để giảm viêm và tăng cường sức khỏe cho lá phổi.

Trong đó, bắp cải là lựa chọn tốt cho trẻ sau nhiễm COVID-19 vì giàu dinh dưỡng, dễ chế biến. Có thể chế biến bắp cải theo nhiều cách như luộc, ép lấy nước... giúp thanh nhiệt giải độc, loại bỏ độc tố, giảm ho, làm dịu cơn sốt cho người bị viêm phổi nhanh chóng.

1.8 Các loại hạt tốt cho phổi của trẻ sau nhiễm COVID-19

9 thực phẩm tốt cho phổi của trẻ sau nhiễm COVID-19 cha mẹ không nên bỏ qua - Ảnh 5.

Ăn các loại hạt giúp hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn sau nhiễm COVID-19.

Nguồn protein thực vật từ các loại hạt như hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân, quả óc chó có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đối với người bệnh sau nhiễm COVID-19, tăng cường ăn các loại hạt có thể làm giãn cơ trơn bao bọc phế quản, nhờ đó không khí dễ dàng lưu thông qua phế quản để hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn. Cho trẻ sử dụng các loại hạt này có thể vừa tăng cơ, tăng chiều cao, tăng sức khỏe, giảm các triệu chứng hụt hơi khi vận động, chạy nhảy.

Việc bổ sung thường xuyên các các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, diêm mạch và lúa mì nguyên chất còn giúp phòng tránh được nguy cơ trẻ mắc bệnh phổi mạn tính, gia tăng sức khỏe của hệ thống hô hấp, rất có ích cho những trẻ sau nhiễm COVID-19.

1.9 Tỏi, nghệ và gừng

Sử dụng những gia vị như tỏi, nghệ, gừng trong chế biến thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của trẻ sau nhiễm COVID-19. Các gia vị này đều có tính nóng, khả năng kháng khuẩn chống viêm và kích thích tái tạo các tế bào mới. Giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi thể lực, tăng cường sức đề kháng và giảm dần các triệu chứng ho, đau họng, sốt hiệu quả.

Trong tỏi có chứa allicin có tác dụng giảm viêm và chống lại quá trình nhiễm khuẩn cho phổi. Lượng selen dồi dào trong tỏi tăng cường khả năng chống ôxy hóa và loại bỏ các gốc tự do có hại. Vì vậy việc bổ sung thêm tỏi vào chế độ ăn hằng ngày sẽ tốt cho những người bị ảnh hưởng đến đường hô hấp sau nhiễm COVID-19. Thành phần flavonoid trong tỏi cũng giúp sản sinh glutathione để loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

Gừng và nghệ cũng có khả năng kháng viêm, làm lành và chống lại ung thư khá mạnh mẽ. Việc kết hợp các nhóm gia vị này cũng rất dễ dàng, thậm chí tăng thêm hương vị cho bữa ăn dinh dưỡng của trẻ.

2. Tránh ăn gì để phổi luôn khỏe mạnh?

Thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chiên là những món khoái khẩu của trẻ em. Những thực phẩm này chứa chất béo chuyển hóa, là chất béo xấu. Nó có thể làm thay đổi mức natri của cơ thể, dẫn đến sưng tấy, thúc đẩy quá trình viêm và gây hại cho phổi. Chất béo chuyển hóa cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em.

Các sản phẩm từ sữa: Nếu trẻ không dung nạp hoặc nhạy cảm với lactose, việc tiêu thụ quá nhiều kem và pho mát có thể làm tăng gánh nặng cho phổi. Vì nó có thể làm tăng sự hình thành chất nhầy và viêm nhiễm trong đường thở của trẻ, dẫn đến suy giảm chức năng phổi. Nó cũng có thể gây ra các cơn hen suyễn hoặc COPD.

Nước giải khát có đường: Uống nước ngọt có đường thường xuyên có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm phế quản, trẻ em dễ bị hen suyễn hơn. Vì vậy, hãy thay thế chúng bằng nước hoa quả tươi, nước chanh và uống nhiều nước lọc.

9 thực phẩm tốt cho phổi của trẻ sau nhiễm COVID-19 cha mẹ không nên bỏ qua - Ảnh 6.

Uống nước giải khát có đường có thể làm nặng thêm bệnh viêm phế quản.

3. Cha mẹ cần lưu ý gì khi bổ sung thực phẩm cho trẻ?

Sau nhiễm COVID-19, cần một thời gian dài để có thể phục hồi sức khỏe hoàn toàn cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ không chỉ bổ sung thực phẩm giúp cho phổi của trẻ khỏe mạnh mà còn phải đúng cách, đúng liều lượng. Các cha mẹ cần lưu ý:

  • Chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Ưu tiên chế biến các món ăn mềm, lỏng, nóng ấm cho trẻ ngay cả khi đã khỏi COVID-19.
  • Hạn chế tối đa việc ăn đồ lạnh, uống nước đá vì có thể làm tổn thương hệ hô hấp.
  • Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để tránh khói bụi, gây ảnh hưởng không tốt đến phổi.
  • Thường xuyên thay đổi thực đơn để giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng.

4. Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em do Bộ Y tế ban hành, khi theo dõi tại nhà cần cho trẻ uống thuốc theo đơn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, khuyến khích trẻ vận động và tập thể dục điều độ. Ngoài ra, cần cho trẻ tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Phần lớn người bệnh sau nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ, điều trị ngoại trú và sẽ khỏi hoàn toàn sau 2-8 tuần. Trẻ mắc hội chứng sau nhiễm COVID-19 được chỉ định phải nhập viện trong 3 trường hợp dưới đây:

  • Có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân. 
  • Có dấu hiệu cảnh báo nặng theo chuyên khoa.
  • Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 ở trẻ em (MIS-C).
5 lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn hậu COVID-195 lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn hậu COVID-19

SKĐS - Cho đến nay, phần lớn trường hợp trẻ em mắc COVID-19 ít có khả năng mắc bệnh nặng hơn so với người lớn. Tuy nhiên, ngay cả khi mắc bệnh nhẹ, trẻ cũng có thể có ảnh hưởng về sức khỏe hậu COVID-19.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hậu COVID-19 ở trẻ nhỏ: Đi khám hay tự chữa?

Vân Khanh
Ý kiến của bạn