1. Do mãn kinh
Theo Viện Đái tháo đường & Tiêu hóa và Bệnh thận, Mỹ (NIDDK), nhiễm trùng đường tiết niệu rất phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh. Lý do, việc sản xuất estrogen của cơ thể giảm mạnh dẫn đến sự thay đổi pH âm đạo, xáo trộn sự cân bằng của vi khuẩn và nấm men âm đạo, làm tăng cơ hội nhiễm trùng. Một số phụ nữ mãn kinh bị teo (hay còn gọi là mỏng thành âm đạo) cũng có thể xuất hiện những vết cắt nhỏ gần niệu đạo, khiến họ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu.
2. Do táo bón
Thiếu phân là một trong những nguyên nhân gây bệnh UTI mà nhiều người không biết. Riêng táo bón làm cho bàng quang trống rỗng, vi khuẩn khó phát triển và gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Chưa hết, tiêu chảy hoặc đại tiện không tự chủ cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, vì vi khuẩn từ phân lỏng có thể xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo. Vì lý do này, nên vệ sinh sạch sẽ trước ra sau sau khi bạn đi vệ sinh để ngăn chặn vi khuẩn di chuyển gây nhiễm trùng.
3. Bệnh đái tháo đường không kiểm soát
Theo NIDDK, khi lượng đường trong máu cao, lượng đường dư sẽ được đào thải qua đường nước tiểu. Đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển quá mức của vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng. Hơn nữa, những người mắc bệnh đái tháo đường còn có hệ thống miễn dịch yếu nên vi khuẩn gây nhiễm trùng có điều kiện phát triển mạnh. Nhiều người cho rằng ăn quá nhiều đường gây ra UTI, nhưng theo NIDDK điều này không chính xác trừ khi người trong cuộc bị đái tháo đường, còn không chất ngọt không phải là thủ phạm.
4. Nhịn tiểu
Theo nghiên cứu, nhịn tiểu trong 6 giờ trở lên có thể làm gia tăng bệnh UTI vì vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang. Vì lý do này, khi đi du lịch, hay hoạt động trong môi trường đặc biệt khác không nên nhịn tiểu quá lâu để giảm nguy cơ mắc bệnh.
5. Mất nước
Theo NIDDK, uống nhiều nước không chỉ làm dịu cơn khát, mà còn làm giảm UTI. Khi tiểu thường xuyên, cơ thể có thể loại bỏ mọi vi khuẩn tồn tại trong đường tiết niệu, vì vậy hãy uống 6 - 8 cốc nước 8 ounce (230 gam)/ngày để giảm ngừa nhiễm trùng.
6. Sản phẩm dùng cho phụ nữ
Băng vệ sinh (tampon) bẩn là vật dụng chứa nhiều vi khuẩn có thể phát sinh bệnh. Vì vậy, để ngăn ngừa UTI trong chu kỳ kinh nguyệt, hãy thay tampon ít nhất 4 giờ/lần. Tùy thuộc vào lưu lượng hành kinh mà dùng và thay băng cho thích hợp, tránh dùng qua đêm, tốt nhất nên thay tampon sau 4 đến 6 giờ sử dụng.
7. Đồ lót không thoải mái
Đồ lót của phụ nữ có thể là nguyên nhân phát sinh bệnh UTI, vì vậy nên mặc đồ lót thoáng khí, cotton giúp ngăn ngừa độ ẩm quá mức khiến vi khuẩn phát triển.
8. Mắc bệnh sỏi thận
Sỏi thận là những khoáng chất cứng hình thành bên trong thận, có thể chặn đường tiết niệu và nước tiểu. Sỏi thận có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách chống lưng cho vi khuẩn có thêm thời gian để phát triển. Vì vậy khi thấy có triệu chứng UTI, nên đi khám thận, nếu có vấn đề nên can thiệp càng sớm càng tốt.
9. Tiểu tiện trước khi yêu
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2008 công bố trên tạp chí Journal of General Internal Medicinet cũng cho thấy, quan hệ tình dục cũng có liên quan đến nguy cơ UTI ở phụ nữ sau mãn kinh, kể cả phụ nữ lớn tuổi.
Theo các chuyên gia tiết niệu Mỹ, sở dĩ có hiện tượng trên là do khi yêu, vi khuẩn có thể bị đẩy vào niệu đạo. Nếu nhịn đi tiểu trước khi quan hệ tình dục sẽ có đủ lượng nước lưu trữ trong bàng quang để tạo ra dòng chảy mạnh, làm “tuôn” vi khuẩn ra ngoài. Tuy chưa có bằng chứng thực sự nào cho lý thuyết trên, nhưng các bác sĩ đều nhất trí, không cần phải đi tiểu trước khi quan hệ nếu thấy không cần thiết, vì nó sẽ không có tác dụng trong việc ngăn ngừa UTI sau giao hợp, nhưng đi tiểu sau đó lại có tác dụng.
Vi khuẩn gây ra UTI thường sống tự nhiên trong khu vực được gọi là đáy chậu - giữa hậu môn, âm đạo và niệu đạo, quan hệ tình dục có thể khiến vi khuẩn từ các khu vực này “tiến” vào bàng quang thông qua ống niệu đạo. Do đó để giảm thiểu khả năng bị UIT chỉ nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.