1. Đổi bên tay khi làm việc
Thông thường, chúng ta chỉ sử dụng tay thuận để thực hiện những động tác và công việc thường ngày như cầm nắm, viết lách, gọt hoa quả,… Tuy nhiên, việc hoán đổi bên tay làm việc sẽ tăng cường những liên kết trong não bộ, qua đó rèn luyện và khiến não khỏe hơn.
Hoán đổi bên tay thuận giúp rèn luyện não bộ
Bạn có thể đổi tay khi làm những việc đơn giản như đánh răng, viết lách hoặc đổ nước. Tuy rằng “vạn sự khởi đầu nan” nhưng qua thời gian, bạn sẽ dần làm quen với việc này và có được bộ não khỏe mạnh hơn.
2. Đọc sách to thành tiếng
Đọc to thành tiếng có thể giúp bạn tăng cường trí lực! Khi bạn tự đọc và tự nghe, não bộ sẽ có khả năng lưu trữ được nhiều thông tin hơn.
Đọc sách cho người khác nghe vừa giúp bồi dưỡng tình cảm mà còn giúp não làm việc hiệu quả hơn
Để rèn luyện thói quen này, bạn có thể đọc những câu chuyện cho con cái hoặc người thân nghe. Hoặc các loại sách nói (audio book) cũng là loại tài liệu tốt để mở rộng trí tưởng tượng và kích thích các khu vực não bộ hoạt động.
3. Ăn bằng đũa
Đầu ngón tay là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, do đó việc sử dụng đũa sẽ tác động nhiều đến khu vực này, qua đó kích thích não bộ và tăng cường tuần hoàn não. Cùng với đó, hãy ăn uống khoa học để cải thiện đường tiêu hóa và kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể.
4. Cảm nhận những mùi hương mới vào đầu ngày
Thay vì bắt đầu buổi sáng bằng một tách cà phê nồng nàn, hãy kích thích khứu giác của bạn bằng một mùi hương mới lạ khác. Một chén trà ấm, một li nước chanh mật ong hay kể cả hương thơm mát của hoa cỏ ngoài vườn không chỉ mang cho bạn trải nghiệm độc đáo mà còn giúp kiến tạo nhiều đường mòn thần kinh mới. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thưởng thức những loại tinh dầu thơm mà bạn ưa thích vào mỗi sáng sớm.
5. Siết chặt tay trong 90 giây
Theo các nhà tâm lý học tại Mỹ, việc siết chặt tay phải trong 90 giây sẽ giúp ích cho quá trình hình thành kí ức. Còn nếu muốn hồi tưởng lại kí ức, bạn có thể làm điều tương tự với tay trái. Đây là kết luận từ một thí nghiệm ghi nhớ từ vựng được tiến hành với 50 người, họ được yêu cầu nắm chặt tay trong lúc ghi nhớ và đều đạt kết quả tốt.
Siết chặt tay giúp việc ghi nhớ và hồi tưởng kí ức trở nên dễ dàng hơn
6. Nâng cao nhịp tim 3 lần một tuần
Khi nhịp tim tăng trong lúc vận động, não sẽ sử dụng nhiều oxy hơn và khiến cơ thể sản sinh nhiều tế bào mới hơn. Đó là lí do mà các bài tập aerobic rất quan trọng trong rèn luyện thể chất cũng như tinh thần. Bạn có thể tăng nhịp tim bằng cách đi bộ và kiểm tra bằng vòng đeo tay sức khỏe. Hãy thực hiện điều này với tần suất là 3 lần một tuần, mỗi lần kéo dài 20 phút để kích thích não bộ.
7. Xây dựng những câu đố từ vựng
Hãy lựa chọn một từ bất kì và hình dung về chính tả của từ đó trong đầu. Sau đó, bạn hãy nghĩ về những từ có cùng chữ cái bắt đầu hoặc kết thúc với từ đã chọn (ví dụ: từ “hoa” có cùng chữ cái bắt đầu với từ “hồng”). Những câu đố như thế này sẽ giúp não bộ hoạt động hiệu quả và sắc nét.
8. Mở cửa sổ trong khi lái xe
Khi lái xe thì tài xế cần một bầu không khí yên tĩnh để tập trung. Nhưng nếu thời tiết ngoài trời đang trong lành và dịu mát thì bạn có thể hạ cửa kính xuống để tận hưởng hương thơm sau cơn mưa hay lắng nghe tiếng chim ríu rít trên tán cây xanh. Bằng cách đó, não bộ sẽ ngay lập tức liên kết các trải nghiệm hình ảnh, âm thanh và mùi hương mà bạn đang để ý.
Mở cửa sổ trong khi lái xe giúp não bộ liên kết những cảm nhận về sự vật xung quanh ta
9. Thực hiện bài tập “4 đặc điểm”
Hãy cố ghi nhớ 4 chi tiết về một người mà bạn gặp ở nơi công cộng (ví dụ như màu tóc, màu quần áo, loại giày mà họ đi hay mùi của họ). Thông qua quá trình mô tả một người, trí nhớ của chúng ta sẽ được tăng cường. Đây cũng là dạng bài tập khắc phục một đặc điểm của não bộ – thường cho rằng đã ghi nhận đủ lượng thông tin quan sát được để ghi nhớ sự vật, trong khi trên thực tế thì lại chưa.
Tập mô tả về người khác cũng là cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả