9 phác đồ vật lý trị liệu cải thiện khả năng vận động

16-11-2021 07:57 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Vật lý trị liệu là phương pháp tiếp cận không mổ giúp người bệnh khôi phục chức năng, giảm đau, cải thiện khả năng vận động. Dưới đây là thông tin của BS. Nguyễn Thị Tuyết, chuyên ngành Phục hồi Chức năng về phương pháp vật lý trị liệu.

1. Vật lý trị liệu được thực hiện như thế nào?

Vật lý trị liệu là một phương pháp tiếp cận không mổ, nhằm mục tiêu duy trì, khôi phục, và cải thiện tình trạng thể chất nói chung. 

Việc không cảm thấy đau khi vận động đóng vai trò quan trọng để bệnh nhân độc lập về thể chất, có thể lao động, và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân khôi phục cơ lực và phục hồi sau tổn thương, bệnh lý, hay sau phẫu thuật, cũng như tránh cho bệnh nhân phải phẫu thuật sau này.

Các chuyên gia vật lý trị liệu (PTs) sẽ đánh giá vận động, kiểu hình thể, và sự tương tác giữa các thành phần của cơ thể, đồng thời đề xuất những giải pháp hiệu quả và kinh tế để tăng vận động, giảm đau, giảm nhu cầu phải phẫu thuật hay sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid.

Các chuyên gia vật lý trị liệu cũng giúp bệnh nhân tham gia một chương trình phục hồi được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc bất động sẽ gây yếu các cơ nâng đỡ cột sống, đồng thời trì hoãn tiến trình hồi phục, thậm chí khiến một số bệnh lý diễn biến xấu đi.

2. Tiêu chuẩn hành nghề vật lý trị liệu

Các chuyên gia và kỹ thuật viên vật lý trị liệu cần có giấy phải có các chứng chỉ chuyên môn và giấy phép hành nghề mới đủ điều kiện thực hiện đối với người bệnh.

Các chuyên gia vật lý trị liệu công tác ở nhiều môi trường và với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ y tế khác nhau. Có những người sẽ chuyên sâu về phục hồi chức năng tủy sống hoặc thần kinh, ví dụ sau đột quy, chấn động não, hay bệnh Parkinson.

Đối tượng nào đủ tiêu chuẩn hành nghề vật lý trị liệu?  - Ảnh 2.

Vật lý trị liệu là một phương pháp tiếp cận không mổ, nhằm mục tiêu duy trì, khôi phục, và cải thiện tình trạng thể chất nói chung.

3. Vai trò của vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân khôi phục chức năng, giảm đau, cải thiện khả năng vận động. Ngoài ra, khi tập vật lý trị liệu, bệnh nhân cũng có thể giảm phụ thuộc thuốc giảm đau, tránh nguy cơ phải tiến hành phẫu thuật sớm. 

Khi tập vật lý trị liệu, bệnh nhân không nên chỉ thụ động mà cần phải tham gia vào quá trình tập để phục hồi.

4. Các phác đồ vật lý trị liệu

4.1 Các bài tập cơ lực và giãn cơ:

  • Bệnh nhân sẽ được tập luyện có kiểm soát, hướng đến các cơ yếu và khôi phục chúng về mức chức năng bình thường.
  • Các bài tập trị liệu tích cực giúp đưa chất dinh dưỡng đến các đĩa đệm, cơ, dây chằng, và khớp của cột sống.
  • Tập luyện cũng giúp giảm cường độ và thời lượng cơn đau cột sống (cổ hay thắt lưng) nếu có trong tương lai.
Đối tượng nào đủ tiêu chuẩn hành nghề vật lý trị liệu?  - Ảnh 3.

Phòng tập của bệnh nhân vật lý trí liệu

4.2 Trị liệu thủ công:   

  • Massage, giãn cơ, vận động khớp, và kéo nắn đều hướng đến giúp thư giãn các cơ căng cứng nhằm giảm thiểu đau cột sống, giảm sưng nề, tăng mức độ linh hoạt cho cột sống.
  • Các kỹ thuật viên trị liệu sẽ dùng tay để tác dụng lực và nắn các mô nhằm thả lỏng các cơ co, gây nứt gãy các mô sẹo, giảm co cứng cơ, và cải thiện chức năng khớp.

4.3 Trị liệu bằng sóng âm

  • Các sóng năng lượng có khả năng tiếp cận những cơ và dây chằng dưới sâu, giúp tăng lưu lượng tưới máu tại nơi thương tổn. Điều này giúp tăng tốc quá trình hồi phục và giảm đau do giảm sưng nề.
  • Sóng siêu âm sẽ được phát bằng máy (còn gọi là bộ chuyển đổi) đặt trên da người bệnh.

  4.4 Kích thích điện học:

  • Phương pháp này sử dụng các xung điện để tác dụng lên dây thần kinh và cơ thông qua các miếng dán trên da.
  • Mục tiêu điều trị là giảm đau, giảm sưng nề, tạo thuận cho việc co cơ.
  • Các kỹ thuật viên sẽ cài đặt máy móc để có cường độ kích thích nặng hay nhẹ sao cho phù hợp.

  4.5 Kéo nắn cột sống cổ:

  • Bệnh nhân nằm ngửa, thả lỏng. Hệ thống máy móc sẽ kéo cột sống cổ cho người bệnh.
  • Động tác này giúp nới rộng khoảng cách giữa các đốt sống, giảm tạm thời áp lực lên các đĩa đệm và dây thần kinh tủy cổ.

  4.6 Kéo nắn cột sống thắt lưng:   

  • Bệnh nhân nằm ngửa, thả lỏng. Hệ thống máy móc sẽ kéo cột sống thắt lưng cho người bệnh.
  • Động tác này giúp nới rộng khoảng cách giữa các đốt sống, giảm tạm thời áp lực lên các đĩa đệm và dây thần kinh tủy thắt lưng.
Những điều cần biết về vật lý trị liệu - Ảnh 5.

Thực hiện vật lý trị liệu bằng máy xung điện cho người bị đau lưng

4.7 Tập cố định động cột sống

Các bài tập này cải thiện độ vững cho hệ thần kinh cơ thân mình của cột sống nhờ hoạt hóa các cơ thành bụng, cơ cột sống, và cơ mông. Các cơ này sẽ được tập luyện qua các động tác khác nhau, do đó có thể xây dựng chương trình tập đặc trưng cho tổn thương của từng người bệnh.

4.8 Châm kim khô

Các kim mảnh được châm qua da xuống các điểm gây đau ở các vùng mô sâu. Chúng tạo nên những vi tổn thương tại mô thương tổn và nhìn chung không đau, giúp giảm sức căng ở mô, tăng lưu lượng tưới máu, do đó đưa quá trình sinh lý về gần mức bình thường. Phương pháp này được gọi là "khô" do không kèm tiêm thuốc.

4.9 Mặc áo nẹp

Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đánh giá xem bệnh nhân có thể cần những dụng cụ đặc thù nào, ví dụ áo nẹp ngoài hay nạng, gậy chống. Nếu bệnh nhân có nguy cơ ngã khi đi lại, các chuyên gia có thể đề xuất các dụng cụ đơn giản để giúp việc sinh hoạt tại nhà an toàn hơn.

Hướng dẫn bệnh nhân:

Cải thiện tư thế và cơ học cơ thể khi lao động có thể giúp phòng tránh tổn thương tái phát. Bệnh nhân cũng sẽ được học tư thế nâng nhấc đồ vật đúng.

Quy trình thăm khám

Sau khi tham khảo hồ sơ bệnh án, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đánh giá cơ lực, tầm vận động, khả năng thăng bằng, điều vận, tư thế, và cơ học cơ thể của người bệnh.

Các chuyên gia cũng tiến hành khai thác thông tin về môi trường nhà ở hay nơi làm việc và những mục tiêu cụ thể của người bệnh, sau đó phát triển một kế hoạch điều trị đặc thù với tình trạng riêng của từng bệnh nhân.

Các kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ giúp thực hiện các chương trình cá thể hóa này cùng với người bệnh. Mục tiêu của chương trình là cải thiện chức năng trong các hoạt động thường nhật. Tiến trình của bệnh nhân sẽ được theo dõi cẩn thận và báo cáo đến bác sĩ điều trị.

Vì sao người đau thần kinh tọa nên bắt đầu vật lý trị liệu sớm?Vì sao người đau thần kinh tọa nên bắt đầu vật lý trị liệu sớm?

SKĐS - Một nghiên cứu tại Đại học Y của Đại học Utah, ở Thành phố Salt Lake cho thấy, những người bị đau lưng do đau thần kinh tọa nên bắt đầu vật lý trị liệu (PT) sớm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Người hâm mộ tuân thủ 5K khi cổ vũ đội tuyển bóng đá 



BS. Nguyễn Thị Tuyết
Chuyên ngành Phục hồi Chức năng
Ý kiến của bạn