9 nguyên nhân gây đau xương sườn khi mang thai

11-05-2022 06:57 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Phụ nữ thường có thể gặp một loạt các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Đau xương sườn khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ khi thai nhi lớn lên. Nhưng cơn đau cũng có thể bắt đầu khá sớm trong thai kỳ.

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của đau xương sườn là không nguy hại. Thai nhi ngày càng lớn thường gây ra những cơn đau nhức quanh xương sườn do tư thế nằm trong bụng mẹ hoặc thai nhi đá vào xương sườn người mẹ… Cơn đau cũng có thể do các cơ của thai phụ bị kéo căng ra. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể do biến chứng gây ra. Vì vậy điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu cảnh báo.

1. Nguyên nhân đau xương sườn khi mang thai

Đau xương sườn ở phụ nữ mang thai thường bắt đầu vào cuối ba tháng giữa thai kỳ. Cơn đau này có thể xảy ra ở cả hai bên của khung xương sườn. Nếu cơn đau xảy ra ở phía bên trái, điều này là do tử cung đang phát triển, còn nếu cơn đau ở phía bên phải thì có nhiều lý do.

1.1 Áp lực từ thai nhi đang lớn

Đau xương sườn khi mang thai có phải là biến chứng nguy hiểm? - Ảnh 2.

Thai nhi cũng có thể gây căng thẳng cho các cơ xung quanh bụng, từ đó gây áp lực lên các cơ ở xương sườn, gây đau nhức cơ.

Vào cuối ba tháng giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ, tử cung mở rộng lên trên để chứa thai nhi đang phát triển. Khi thai nhi ngày càng lớn hơn, chúng có thể bắt đầu ép vào xương sườn.

Việc mang thêm trọng lượng của thai nhi cũng có thể gây căng thẳng cho các cơ xung quanh bụng, từ đó gây áp lực lên các cơ ở xương sườn, gây đau nhức cơ.

Cơn đau này thường nhẹ đến trung bình. Nếu thai phụ có cơn đau dữ dội, nên đến gặp bác sĩ sớm.

1.2 Vị trí của thai nhi

Thông thường, gần cuối ba tháng thứ hai (khoảng tuần thứ 26 của thai kỳ), thai nhi sẽ thay đổi tư thế và lộn ngược sao cho đầu hướng xuống và bàn chân hướng về phía xương sườn.

Ở vị trí mới này, thai nhi có thể gây áp lực lên xương sườn. Các chuyển động của chúng cũng bắt đầu ảnh hưởng đến cơ thể của người phụ nữ. Các cử động tay và chân của họ, đặc biệt là các cú đá, có thể gây ra đau nhức ở xương sườn và các nơi khác.

Phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy đau xương sườn ngay dưới bầu ngực bên cạnh thai nhi.

1.3 Đau dây chằng tròn

Đau dây chằng tròn là một than phiền phổ biến khi mang thai. Các dây chằng tròn là một cặp dây mô sợi kết nối mặt trước của tử cung với bẹn. Khi tử cung phát triển trong thời kỳ mang thai, nó có thể gây áp lực lên các dây chằng tròn, và điều này có thể gây đau buốt khi di chuyển.

Đau dây chằng tròn có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ khoảng bắt đầu của tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Phụ nữ có thể cảm thấy đau xung quanh xương sườn, lưng hoặc xương chậu.

1.4 Sỏi mật

Phụ nữ mang thai có nguy cơ phát triển sỏi mật cao hơn những người khác vì mức độ estrogen tăng cao và khó làm rỗng túi mật và ống dẫn mật chậm hơn. Cả hai điều này đều có thể dẫn đến sự hình thành sỏi mật. Có đến 30% phụ nữ mang thai và sau sinh sẽ bị "bùn" mật do các ống dẫn hoạt động chậm chạp và 12% phụ nữ sẽ phát triển sỏi mật.

Nhiều khi, bùn và sỏi mật kèm theo không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng đôi khi, sỏi có thể nặng đến mức gây đau. Khoảng 1 - 3% phụ nữ sẽ cần phẫu thuật sau khi sinh để loại bỏ sỏi mật.

Sỏi mật có thể có các dấu hiệu cảnh báo như bị đau ở vùng bụng trên bên phải nhưng một số trường hợp không gây ra các triệu chứng.

Sỏi mật có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Một số phụ nữ có thể cần phẫu thuật để loại bỏ sỏi mật sau khi mang thai.

1.5 Nhiễm trùng đường tiểu

Đau xương sườn khi mang thai có phải là biến chứng nguy hiểm? - Ảnh 4.

Phụ nữ có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai gây đau thận và có thể cảm thấy như đau xương sườn.

Phụ nữ có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ.

Mang thai có thể làm thay đổi vi khuẩn trong đường tiết niệu và phụ nữ có thể gặp khó khăn hơn trong việc làm rỗng bàng quang nếu thai nhi gây áp lực lên nó. Cả hai yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu.

Nếu không điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể gây đau thận và có thể cảm thấy như đau xương sườn.

Thai phụ có thể bị nhiễm trùng tiểu nên đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tăng tần suất đi tiểu, dòng nước tiểu kém, sốt hoặc ớn lạnh, đau ở bàng quang hoặc khu vực gần thận.

1.6 Ợ chua, ợ nóng

Hormone relaxin được sản xuất trong thời kỳ mang thai. Hormone tự nhiên này có nhiệm vụ giúp các cơ và dây chằng chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Relaxin có thể gây đau ở các vùng khác nhau của cơ thể, bao gồm xung quanh xương chậu và dưới xương sườn. Cơn đau này đôi khi có thể là do chứng ợ nóng. Relaxin gây ra chứng ợ nóng vì nó làm giãn thực quản, ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày, cho phép axit trong dạ dày tăng cao hơn bình thường.

Ợ chua có thể bắt đầu sớm nhất trong ba tháng đầu và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ.

1.7 Táo bón

Táo bón gây ra đau bụng và đi tiêu không thường xuyên hoặc chậm trễ và có thể bị khó khi chúng xảy ra. Đôi khi, bà bầu có thể cảm thấy đau do táo bón ở vùng bụng trên, dưới xương sườn.

1.8 Tiền sản giật

Tiền sản giật và hội chứng HELLP, được các bác sĩ coi là một dạng biến thể của tiền sản giật, là hai biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ và gây ra những cơn đau dưới xương sườn.

Đau hạ sườn phải mà tiền sản giật và hội chứng HELLP có thể gây ra là đau vùng gan. Mọi người trải qua cơn đau gan theo nhiều cách khác nhau. Một số cảm thấy đau vai, trong khi những người khác cảm thấy đau gần dây áo ngực hoặc bị ợ chua nghiêm trọng không đáp ứng với thuốc kháng axit.

Cả tiền sản giật và hội chứng HELLP đều xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba sau này.

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Protein trong nước tiểu
  • Huyết áp cao
  • Nhức đầu không đáp ứng với thuốc
  • Khó chịu
  • Buồn nôn trở lại
  • Ợ nóng, ợ chua nặng
  • Khó đi tiểu
  • Sưng ở tay và mặt
  • Tăng cân đột ngột
  • Rối loạn thị giác, bao gồm cả việc nhìn thấy các điểm được gọi là mắt nổi
  • Đau ở phần tư phía trên bên phải của bụng

Tiền sản giật và hội chứng HELLP là những biến chứng thai kỳ nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của cả thai phụ và thai nhi. Những vấn đề này cần được đi khám để điều trị kịp thời.

Nếu thai phụ tiền sản giật, bác sĩ có thể cho sinh sớm nếu lợi ích mang lại nhiều hơn nguy cơ. Nếu các triệu chứng như huyết áp cao không biến mất, người phụ nữ có thể phải dùng thuốc điều trị huyết áp sau khi sinh.

1.9 Đau xương sườn và khối u

Có một số bằng chứng cho thấy mang thai có thể thúc đẩy sự phát triển của gan đối với những phụ nữ bị ung thư hoặc có nguy cơ phát triển ung thư gan cao. Nếu thai phụ bị đau dữ dội dưới xương sườn bên phải, bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu của khối u. Một khối u có thể chèn ép gan của bà bầu vào khung xương sườn.

Mang thai cũng làm cho máu đông hơn, vì vậy một số phụ nữ có nguy cơ bị đông máu cao hơn. Những điều này có thể xảy ra  một tình trạng hiếm gặp được gọi là hội chứng Budd-Chiari. Budd-Chiari có thể ảnh hưởng đến thận và gan.

2. Chẩn đoán đau xương sườn khi mang thai

Đau xương sườn khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, mẹ bầu không cần lo lắng nhiều về vấn đề này. Thông thường, cơn đau này sẽ sớm lành sau khi sinh. Nếu bạn bị đau ở bên trái của cơ thể thì không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu bạn bị đau ở bên phải của cơ thể thì có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cơn đau có thể do sỏi mật hoặc ung thư gan hoặc tiền sản giật hoặc đôi khi là hội chứng HELLP. Trong những trường hợp như vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức để điều trị.

Bác sĩ sẽ thăm khám để giúp chẩn đoán nguyên nhân gây đau xương sườn và đặt câu hỏi về các triệu chứng , mối quan tâm của , ngày dự sinh và các yếu tố khác của thai phụ và chú trọng kiểm tra huyết áp.

Tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ, bác sĩ có thể sẽ theo dõi thai nhi trong thời gian ngắn để đảm bảo rằng nhịp tim của thai phụ là ổn định.

Nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng tiểu hoặc tình trạng khác, bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu nước tiểu. Nếu vẫn không chắc chắn điều gì gây ra cơn đau, có thể yêu cầu thêm xét nghiệm máu.

Đau xương sườn khi mang thai có phải là biến chứng nguy hiểm? - Ảnh 5.

Thai phụ cần đi khám ngay lập tức nêu thấy đau xương sườn bên phải.

3. Làm thế nào để giảm đau xương sườn?

Một số cơn đau xương sườn có thể là hậu quả không thể tránh khỏi của việc thai nhi ấn vào hoặc đá vào xương sườn. Trong những trường hợp này, tắm nước ấm và dùng thuốc giảm đau với sự đồng ý của bác sĩ. Tập thể dục nhẹ nhàng cũng có thể thường xuyên chống lại các cơn đau liên quan đến thai kỳ.

Phương pháp điều trị đau xương sườn tùy thuộc vào nguyên nhân. Phụ nữ bị nhiễm trùng tiểu có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Nếu có vấn đề về sỏi mật, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ chúng sau khi sinh.

Nếu thai phụ bị đau xương sườn, hãy thử các biện pháp khắc phục sau để giúp giảm bớt sự khó chịu. Các bước khác mà phụ nữ có thể thực hiện để điều trị đau xương sườn tại nhà bao gồm:

Tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng: Phụ nữ có thể thử một số bài tập khi mang thai bằng bóng tập để kéo căng cơ lưng và cơ ngực.

Sử dụng bóng tập thể dục: Nằm ngửa trên quả bóng và thực hiện một vài động tác lăn lưng.

Tập yoga: Yoga là một cách nhẹ nhàng, hiệu quả để kéo giãn các cơ và khớp khi mang thai. Động tác kéo giãn này có thể làm giảm một loạt các cơn đau nhức, bao gồm đau lưng, xương sườn và khớp.

Hãy kiểm tra sự tăng cân trong 15 ngày một lần vì chúng ta biết rằng hormone relaxin giúp thư giãn các cơ và gân trong cơ thể. Tăng cân quá mức có thể làm tăng áp lực lên xương sườn.

Luôn luôn thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật.

Sử dụng miếng đệm nhiệt, túi chườm ấm. Tuy nhiên không để quá nóng nên là cách an toàn để giảm đau xương sườn khi mang thai.

Sử dụng gối để hỗ trợ khi ngủ. Cố gắng ngủ nghiêng về bên trái thường xuyên với gối hỗ trợ để ngăn ngừa đau xương sườn.

Nói chuyện với bác sĩ chỉnh hình chuyên về thai nghén để có các bài tập thay đổi tư thế và các cách khác để giảm đau cơ xương.

Mặc quần áo rộng rãi: Mặc quần áo chật hoặc hạn chế có thể khiến tình trạng đau nhức khi mang thai trở nên trầm trọng hơn.

Điều chỉnh tư thế: Giữ cơ thể thẳng đứng và ngả lưng khi ngồi.

Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và suy timTiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim

SKĐS - Tiền sản giật và sản giật là một rối loạn diễn ra ở phụ nữ có thai được đặc trưng bằng tăng huyết áp và có protein niệu. Những bà mẹ bị tiền sản giật có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tim sau này trong cuộc sống.

Xem thêm video đang dược quan tâm:

Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19


BS Quang Dương
Ý kiến của bạn