Theo Đông y: Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tư bổ can thận, nhuận phế, lợi tinh, sáng mắt.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Kỷ tử có tác dụng tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan, chống ô-xy hóa và kiềm chế quá trình lão suy.
Dưới đây là một số món ăn - bài thuốc với kỷ tử
1.Kỷ tử hầm óc heo
Nguyên liệu: Kỷ tử 50g, óc dê 1-2 bộ.
Cách chế biến: Kỷ tử, óc dê rửa sạch, bỏ vào liễn sứ, cho nước vừa đủ, gừng, rượu, gia vị. Hầm cách thủy cho chín.
Công dụng: Hỗ trợ điều trị gan thận bị hư tổn, tinh huyết thiếu dẫn tới các chứng lưng đau, gối mỏi, nhức đầu, ù tai, di tinh...
Kỷ tử, thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng, chữa bệnh
2. Kỷ tử, mộc nhĩ trắng
Nguyên liệu: Kỷ tử 25g, mộc nhĩ trắng 20g đường phèn 100 g, trứng gà 2 quả.
Cách chế biến: Mộc nhĩ trắng ngâm nước cho nở, ngắt bỏ cuống, đập trứng gà ra lấy lòng trắng; đổ nước vào nồi đất, đun sôi lên, cho lòng trắng trứng và đường phèn vào đánh tan, lại đun sôi lên, cho kỷ tử và mộc nhĩ trắng vào, đun thêm lát nữa là được.
Công dụng: Ăn thường xuyên, có tác dụng cường hóa các mao mạch, thúc đẩy việc tuần hoàn máu, giúp gan và nội tạng giải độc, tăng trưởng các dịch vị tiêu hóa. Có thể dùng làm thuốc bổ cường thân.
3. Kỷ tử hấp gà mái
Nguyên liệu: Kỷ tử 15g, gà mái 1 con.
Cách chế biến: Gà làm sạch sẽ, chần nước sôi cho thấu, vớt ra để ráo nước, bỏ kỷ tử vào trong bụng, quay bụng gà lên trên, cho thêm gừng tươi, rượu, gia vị, hạt tiêu, nước vừa đủ, cho vào nồi, đun chín. Uống thang, ăn thịt gà.
Công dụng: Dùng cho người can thận bất túc, đầu váng mắt hoa, hay ngủ mơ, hay quên, lưng đau gối mỏi, di tinh
4. Kỷ tử hấp trứng
Nguyên liệu: Kỷ tử 15g, trứng gà tươi 2 quả.
Cách chế biến: Đập trứng gà vào bát thêm chút dầu ăn, đánh tan. Kỷ tử ngâm nước sôi cho nở. Đổ trứng vào khay hấp trong nước sôi to lửa khoảng 10 phút. Cho kỷ tử lên trên hấp thêm 5 phút. Khi ăn cho xíu magi đổ lên mặt trứng là được.
Công dụng: Dùng cho người huyết hư, nhức đầu, chóng mặt, tim đập hoảng hốt, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, đái tháo đường, đau lưng mỏi gối...
Mộc nhĩ trắng, kỷ tử thúc đẩy tuần hoàn máu
5. Kỷ tử đỗ trọng, chim cút
Nguyên liệu: Kỷ tử 30g, đỗ trọng 10g, chim cút 1 con.
Cách chế biến: Nấu chung cho tới khi thịt chim chín nhừ. Ăn thịt uống thang.
Công dụng: Dùng để hỗ trợ chữa bệnh lưng đau gối mỏi.
6. Kỷ tử rang thịt
Nguyên liệu: Kỷ tử 100g, thịt nạc 500g, măng tươi 100g.
Cách chế biến: Thái thịt nạc và măng tươi xé nhỏ, đảo đều trong chảo có tráng mỡ, cho thêm chút rượu, gia vị vừa đủ. Cho kỷ tử vào sau, đảo thêm một lát nữa cho chín là được.
Công dụng: Dùng để hỗ trợ điều trị các chứng suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, thận hư, thị lực kém nhìn vật bị nhoè...
7. Kỷ tử đậu đen ninh xương
Nguyên liệu: Kỷ tử 15g, đậu đen 30g, táo tàu 20 quả, xương lợn 250g.
Cách chế biến: Cho cả vào nồi cho nước vào ninh nhừ, gia vị vừa đủ, cách 1 ngày uống 1 thang. Có thể uống lâu dài.
Công dụng: Dùng cho người thiếu máu tái sinh khó khăn thuộc diện can thận âm hư, chóng mặt ù tai, thường sốt nóng vào lúc quá trưa, chân tay phát nhiệt, di tinh, đổ mồ hôi trộm, xuất huyết.
8. Kỷ tử, mạch đông, lạc nhân
Nguyên liệu: Kỷ tử 30g, trứng gà 5 quả, mạch môn đông 10g, lạc nhân 30g, thit nạc 30g
Cách chế biến: Rang lạc cho giòn, câu kỷ chần qua nước sôi vớt ra ngay, mạch môn đông cho vào nước sôi nấu chín, thái vát nhỏ; thịt lợn băm nhỏ. Đập trứng vào bát, đánh tan cùng với 1 thìa dầu ăn, hấp cách thủy cho chín. Thịt nạc xào chín, sau đó cho trứng, kỷ tử, mạch môn đông vào, đảo đều, đổ lên đĩa, rắc lạc rang giòn lên là được. Làm thức ăn, ăn cơm ngày 2 lần.
Công dụng: Dùng cho người bị viêm gan mạn tính, biến chứng xơ gan thời kỳ đầu ...
9. Kỷ tử, chim câu non
Nguyên liệu: Kỷ tử 30g, bồ câu non 3 con, canh gà 1250 ml, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Chim câu non rửa sạch, mỗi con cắt thành bốn mảnh, chần qua nước sôi, rửa sạch các vết máu, bỏ vào liễn, cho gừng thái miếng, rượu gia vị, tiêu bột vào làm gia vị, đổ canh gà, kỷ tử vào, đậy nắp bỏ vào nồi hấp, hấp khoảng 30 phút -1 giờ là dùng được
Công dụng: Bồi bổ cho người ốm lâu ngày, cơ thể hư nhược, khí đoản, thị lực kém, hoa mắt nhức đầu, lưng đau gối mỏi, đái tháo đường...
Mời bạn xem thêm video:
Dấu hiệu phát hiện sớm viêm phổi ở trẻ, cha mẹ không nên chủ quan