Sả (Cymbopogon citratus) có nguồn gốc từ một số vùng của Châu Á và thường được dùng làm thành phần tạo hương vị trong cà ri, súp và các món ăn khác. Nó cũng được dùng làm trà và đôi khi được dùng trong liệu pháp hương thơm.
1. Lợi ích sức khỏe tiềm năng của củ sả
Củ sả chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, canxi và sắt. Trong nấu ăn, sả thường chỉ được sử dụng với lượng nhỏ như một thành phần tạo hương vị, vì vậy, nó không có nhiều giá trị dinh dưỡng khi dùng làm thực phẩm.
Một số nghiên cứu cho thấy sả có thể giúp điều trị một số bệnh nhất định, như sốt, viêm và các vấn đề về tiêu hóa. Mặc dù cần có thêm bằng chứng khoa học trước khi sả có thể được khuyến nghị rộng rãi như một phương pháp điều trị, nhưng có một số lợi ích y học đầy hứa hẹn mà cây này có thể mang lại:
1.1 Củ sả giúp giảm viêm
Củ sả có chứa các hợp chất citral và geranial, có thể ngăn chặn việc giải phóng một số hóa chất gây viêm có thể dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe và bệnh tật khác nhau. Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, citral cũng có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong các tế bào miễn dịch.

Củ sả có thể giúp điều trị một số bệnh nhất định, như sốt, viêm và các vấn đề về tiêu hóa.
1.2 Tăng cường sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu gần đây về củ sả đã phát hiện ra rằng sả có khả năng đóng vai trò trong việc thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu cho thấy sả có thể bảo vệ chống lại bệnh tăng huyết áp (huyết áp cao), có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm mức lipoprotein mất độ thấp (LDL) hay cholesterol xấu.
1.3 Chống lại vi khuẩn
Tính chất kháng khuẩn của củ sả có thể giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, bao gồm cả nhiễm trùng miệng do vi khuẩn có thể dẫn đến sâu răng hoặc các vấn đề khác về miệng.
Khi sử dụng tại chỗ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sả có thể có lợi trong việc điều trị nhiễm trùng nấm do Candida (một loại nấm men phổ biến).
1.4 Hỗ trợ tiêu hóa
Theo dân gian, sả đã được sử dụng như một phương thuốc chữa đau dạ dày, bao gồm chuột rút và nôn mửa. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, sả có tác dụng chống lại vi khuẩn E.coli, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm từ thực phẩm bị ô nhiễm. Các nghiên cứu khác được thực hiện trên động vật cho thấy, tinh dầu sả có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại bệnh loét dạ dày.
1.5 Có thể chống lại ung thư
Một số thành phần tự nhiên có trong sả có thể giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch hoặc tiêu diệt tế bào ung thư. Mặc dù nghiên cứu này có vẻ đầy hứa hẹn, nhưng nếu bạn mắc phải tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như ung thư, tốt nhất bạn nên luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm bất kỳ biện pháp khắc phục tự nhiên nào vào thói quen của mình.
1.6 Thúc đẩy quá trình trao đổi chất lành mạnh
Củ sả là một thành phần phổ biến trong đồ uống như trà thải độc, có thể hữu ích trong việc giảm cân và tăng cường trao đổi chất. Nghiên cứu cho thấy rằng, củ sả có tác dụng như thuốc lợi tiểu tự nhiên (giảm tích tụ chất lỏng), nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn về các đặc tính cụ thể này trước khi có thể được khuyến nghị rộng rãi cho mục đích này.
1.7 Giảm đau và hạ sốt
Các hóa chất tự nhiên trong củ sả có tác dụng làm dịu và chống viêm, có thể giúp giảm đau và sưng. Chiết xuất sả được sử dụng theo truyền thống như một loại thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của nó trong việc sử dụng này và vẫn chưa rõ liệu sả có thể so sánh với các loại thuốc không kê đơn để điều trị đau và sốt hay không.
1.8 Giảm gàu
Một số nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng tinh dầu sả có đặc tính giảm gàu. Các chuyên gia cho rằng có được tác dụng này là do sả có thể làm giảm sự phát triển của một loại nấm liên quan đến gàu, nhưng cần phải nghiên cứu thêm.
1.9 Giảm lo âu
Mùi hương tươi mát của sả từ lâu đã được sử dụng trong các sản phẩm như nến, xà phòng, chất khử trùng và thuốc chống côn trùng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mùi hương của sả có thể giúp giảm lo lắng và căng thẳng.

Củ sả có khả năng thúc đẩy sức khỏe tim mạch, bảo vệ chống lại bệnh tăng huyết áp.
2. Cách sử dụng củ sả
Củ sả có thể được sử dụng và tiêu thụ dưới các dạng sau:
- Dùng bằng đường uống trong đồ uống hoặc thức ăn dưới dạng thảo mộc tươi hoặc khô.
- Dùng tại chỗ (trên da) dưới dạng kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ.
- Hít vào với mục đích trị liệu bằng hương thơm như một loại tinh dầu.
Sả là một thành phần tạo hương vị phổ biến trong các loại trà thảo mộc, súp và các món ăn khác. Trong y học cổ truyền, củ sả cũng được sử dụng như một bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh liên quan đến tiêu hóa, sốt, hệ thần kinh… Ngoài ra, loại cây này còn được dùng làm thành phần hương thơm chính, dùng cho mục đích trị liệu và xua đuổi côn trùng.
Cách làm trà sả
- Cắt một hoặc hai thân cây thành từng đoạn dài từ 2-3cm.
- Cho vào cốc nước sôi, ngâm trong năm phút.
- Lọc và uống ấm.
3. Tác dụng phụ của sả
Củ sả được coi là an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ và tương tác tiềm ẩn cần cân nhắc khi sử dụng sả theo đường uống, bôi ngoài da hoặc để điều trị.
Khi sử dụng tại chỗ, sả có thể gây kích ứng da. Thoa tinh dầu sả với dầu nền và thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng trên vùng da rộng hơn. Nhiều loại tinh dầu có khả năng gây viêm da tiếp xúc dị ứng (một phản ứng da phổ biến).
Ngoài ra, việc tiêu thụ một lượng lớn chiết xuất từ thực vật cũng được biết là có thể gây ra các tác dụng phụ như:
Khi tiêu thụ thường xuyên với số lượng lớn, sả có thể gây tổn thương chức năng gan, dạ dày hoặc thận.
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo tránh ăn sả trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ, vì một số nghiên cứu cho thấy một số hợp chất có trong tinh dầu có thể gây độc cho thai nhi đang phát triển.
Không nên uống tinh dầu nguyên chất hoặc bôi trực tiếp tinh dầu nguyên chất lên da trừ khi có chỉ định khác của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Sử dụng tinh dầu nguyên chất (những loại tinh dầu chưa được pha với dầu nền, chẳng hạn như dầu bơ, dầu ô liu hoặc dầu hạt nho), có thể làm tăng nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Mặc dù sả có thể an toàn cho hầu hết người lớn khỏe mạnh, một số người có thể gặp phản ứng dị ứng hoặc tác dụng phụ như chóng mặt hoặc khô miệng. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp khắc phục tự nhiên nào như sả.
Mời bạn xem thêm video:
Những Loại Rau Nào Thải Độc, Giúp Gan Khỏe Mạnh? | SKĐS