Những loại thuốc có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác mệt mỏi:
1. Thuốc huyết áp
Một số thuốc huyết áp hay sử dụng bao gồm thuốc ức chế men chuyển; thuốc chẹn kênh canxi; thuốc lợi tiểu; thuốc chẹn beta...
Vì sao thuốc huyết áp có thể gây ra mệt mỏi: Thuốc huyết áp có thể làm chậm hoạt động bơm máu của tim, cũng như làm trầm dịu toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương, hoặc trong trường hợp các thuốc lợi tiểu làm cạn kiệt nguồn điện giải mà cơ thể đang cần.
Bạn nên trao đổi với bác sĩ về cảm giác mệt mỏi khi dùng thuốc, có thể bác sĩ sẽ chuyển sang một loại thuốc huyết áp khác. Có thể bổ sung các axit béo omega-3 vì omega – 3 có thể chống được mệt mỏi tự nhiên.
2. Các statin và fibrate
Các statin và fibrate được sử dụng để điều trị cholesterol và triglyceride máu cao.
Nghiên cứu cho thấy statin ngăn chặn sự tăng trưởng cơ bắp. Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng statin can thiệp vào việc sản xuất năng lượng trong các tế bào trong cùng một cách mà chúng can thiệp vào việc giảm cholesterol. Yếu cơ, nhức mỏi cơ khắp cơ thể có thể là triệu chứng của tiêu cơ vân do thuốc statin gây ra.
Trong trường hợp này bạn nên hỏi bác sĩ chọn thuốc điều trị giảm mỡ thay thế khác.
Mệt mỏi mạn tính có thể có nguyên nhân từ thuốc bạn đang dùng.
3. Các chất ức chế bơm proton
Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) và các bệnh lý dạ dày - tá tràng khác.
Bệnh nhân dùng thuốc ức chế bơm proton có nguy cơ giảm magiê máu, có thể gây chán ăn, mệt mỏi và các triệu chứng khác.
Cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo các bác sĩ nên định lượng magiê huyết thanh của bệnh nhân trước khi kê đơn thuốc ức chế bơm proton.
4. Benzodiazepin
Benzodiazepin, thường được gọi là thuốc bình thần, được sử dụng để điều trị một loạt các rối loạn lo âu, kích động, co thắt cơ bắp và để ngăn ngừa cơn động kinh.
Tuy nhiên, các benzodiazepin có thể gây buồn ngủ và mệt mỏi bởi làm giảm hoạt động các bộ phận quan trọng của hệ thống thần kinh trung ương.
Cần nói chuyện với bác sĩ để ngưng hoặc giảm liều benzodiazepin hoặc dùng các thuốc thay thế khác.
Thuốc có thể gây ra mệt mỏi mạn tính cho bạn.
5. Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin được dùng để làm giảm hoặc ngăn chặn các triệu chứng của rối loạn dị ứng hoặc cảm lạnh thông thường. Một số thuốc kháng histamin cũng được sử dụng để ngăn ngừa say tàu xe, buồn nôn và ói mửa và để điều trị lo âu hoặc mất ngủ.
Tuy nhiên thuốc kháng histamin làm trầm dịu thần kinh trung ương gây ra mệt mỏi và buồn ngủ.
Thuốc kháng histamin thế hệ mới hơn như loratadin và cetirizin được dung nạp tốt hơn cho bệnh nhân lớn tuổi và có nguy cơ thấp hơn đối với mệt mỏi.
6. Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để điều trị trầm cảm, các rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, đau mạn tính...
Mệt mỏi là một tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là trong tuần đầu điều trị.
Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc điều chỉnh liều thuốc chống trầm cảm của bạn hoặc áp dụng các phương thức thay thế khác.
7. Thuốc chống loạn thần
Thuốc chống loạn thần được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt, điều trị lo âu và trầm cảm...
Tuy nhiên thuốc chống loạn thần là những thuốc làm đình trệ hệ thần kinh trung ương gây ra các tác dụng phụ bao gồm mệt mỏi, thờ ơ và suy nhược.
Bạn nên hỏi bác sĩ về khả năng giảm liều hoặc chuyển sang một loại thuốc chống loạn thần khác.
8. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân gây ra bởi vi khuẩn.
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng một số người dùng thuốc kháng sinh thường gây ra mệt mỏi, nhưng vẫn không biết chính xác lý do tại sao.
Nếu thấy mệt mỏi khi sử dụng thuốc kháng sinh bạn nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng thêm các thuốc chống mệt mỏi bổ sung.
9. Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, bệnh tăng nhãn áp, phù nề và các rối loạn ứ dịch khác.
Thuốc lợi tiểu có thể can thiệp vào việc cân bằng các chất điện giải, bao gồm natri, kali và clo trong cơ thể bạn. Mất cân bằng điện giải có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm mệt mỏi, yếu cơ và đau nhức khớp xương, xương và cơ bắp.
Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về việc cắt giảm sử dụng muối, tập thể dục nhiều hơn và hạn chế lượng nước uống của bạn.