Phần lớn trẻ chào đời sớm hơn quy định?
Theo nghiên cứu mang tên What’s Going on in There? How the Brain and Mind Develop in the First Five Years of Life (Điều gì xảy ra với não trẻ trong 5 năm đầu đời) của tác giả Lise Eliot, chuyên gia thần kinh giàu kinh nghiệm của Mỹ thì nếu khung xương chậu của sản phụ đủ khỏe để giữ bào thai thì trẻ nhỏ sẽ chào đời đúng tiến độ 9 tháng 10 ngày nhưng thực tế do nhiều yếu tố nên trẻ đã ra đời sớm hơn quy định. Ngoài ra, do xương chậu luôn ở trạng thái ép nên não trẻ chỉ bằng 1/4 kích thước não của người trưởng thành. Sau 14 tuần tuổi, trẻ đã bắt đầu có những “nụ cười xã hội”, tuy nhiên mối giao tiếp trong giai đoạn này mang tính sơ khai và lạc lõng. Hiện tượng trẻ khóc khi chào đời là dấu hiệu cần tới sự quan tâm của mọi người để giúp chúng tồn tại.
Não trẻ phản ứng rất mạnh?
Theo các chuyên gia ngôn ngữ ở ĐH Cornell Mỹ (CU) thì ngay từ khi chào đời não của trẻ phát triển rất mạnh. Trước tiên là để hưởng ứng với thế giới xung quanh, đáp ứng cho nhu cầu tồn tại. Trong não trẻ nhỏ có khu vực gọi là trung tâm điều hành, giúp trẻ cảm nhận cái đói, nhu cầu về vật chất và cảm nhận đau và nhờ các phản ứng này giúp cho việc chăm sóc được đáp ứng kịp thời. Trong thực tế, hầu hết trẻ nhỏ dùng tiếng khóc đề cầu cứu, nhất là ở giai đoạn được 42 tuần tuổi (phần lớn trẻ chào đời trong giai đoạn từ 38 - 42 tuần), tuy nhiên đối với trẻ sinh non thì giai đoạn “khóc cực đại” rơi vào tuần thứ 12 của thai kỳ.
Trẻ nhăn mặt nói lên điều gì?
Theo nghiên cứu mang tên The Philosophical Baby thì khi trẻ bắt chước nét mặt biểu cảm của người lớn là trẻ muốn xây dựng mối quan hệ tình cảm với thế giới xung quanh. Vì vậy, chỉ cần nhìn qua nét mặt trẻ người mẹ có thể đoán được trẻ buồn hay vui, đói hay khát... Các nhà khoa học gọi đây là cách giao tiếp phi ngôn ngữ và cũng là một phần phát triển rất quan trọng ở trẻ nhỏ, tiền thân của việc phát triển ngôn ngữ sau này. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ con mình để giúp cho những khả năng này phát triển càng sớm càng tốt.
Tốc độ phát triển của não rất nhanh?
Khi mới sinh, não người, động vật linh trưởng và cả người Neanderthal (một loài trong chi người đã tuyệt chủng) hay còn gọi là phụ loài của con người hiện đại đều giống nhau. Nhưng sau đó não người phát triển nhanh hơn, đạt tới ngưỡng 60% so với người trưởng thành. Ví dụ, đến tuổi đi nhà trẻ, não phát triển đủ kích thước nhưng chưa hoàn thiện mà phải chờ đến cuối tuổi 20 mới đạt mức cực đại. Ngoài ra cũng qua nghiên cứu khoa học phát hiện thấy não người không bao giờ “ngừng phát triển”, kể cả ở chiều tích cực lẫn tiêu cực.
Não trẻ có nhiều tiếp điểm thần kinh?
Theo nghiên cứu thì não trẻ nhỏ có nhiều tiếp điểm thần kinh hơn não người lớn, nhưng lại có ít chất dẫn truyền thần kinh hơn. Nhờ cấu trúc này mà sự cảm nhận của trẻ mang tính khuếch tán chứ không “chắt lọc” hay “tiêu cự” như ở người lớn. Điều này có thể hiểu trẻ có thể nhận biết ánh sáng đèn lồng tốt hơn trong khi đó người lớn lại cảm nhận ánh sáng khuếch tán tốt hơn. Khi trẻ trưởng thành, não của trẻ trải qua giai đoạn “sàng lọc” để hoàn thiện, trong đó mạng lưới thần kinh bắt đầu định hình mọi thứ mang tính chiến lược nhờ những kinh nghiệm thu được. Điều này giúp trẻ nhận thức những vấn đề mang tính trọng tâm, không còn mang tính “tràn lan” như trước nữa.
Bập bẹ là ngôn ngữ đầu đời của trẻ?
Mặc dù phát âm những ngôn từ nghe vẻ vô nghĩa nhưng đây đích thực là tín hiệu “rất người lớn” hay ngôn ngữ đầu đời của bé thơ. Để giúp trẻ phát triển nhanh ngôn ngữ, các bậc cha, mẹ nên chú ý đến hành vi này và cổ vũ và hướng chúng phát triển theo chiều hướng tích cực, thông qua cách nói chuyện và nựng trẻ, đặc biệt là áp dụng phương pháp chậm chạm, mạch lạc và phù hợp với từng độ tuổi. Ví dụ nói từ ba ba hay ma ma, thì người lớn cũng nên hưởng ứng những từ tương tự để giúp trẻ hấp thụ được nhanh hơn.
Tiếp xúc trực tiếp là cách giáo dục trẻ tối ưu?
Theo nghiên cứu mang tên Babies may cry with the intonations of their mother tongue, khoa học phát hiện thấy giao tiếp xã hội đóng vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển những kỹ năng đầu đời, đặc biệt là ngôn ngữ. Tuy nhiên, những công cụ như: ghi âm, DVD, nhất là những chương trình soạn theo chương trình có sẵn nhằm tăng cường tính thông minh cho trẻ chỉ mang tính thương mại, ít phát huy tác dụng đối với trẻ nhỏ. Nên áp dụng cách tiếp xúc trực tiếp giữa cha mẹ với con cái sẽ mang lại hiệu quả cao, đúng với quy luật tự nhiên hơn.
Rất hay sao nhãng?
Theo nghiên cứu Babies often Love music cho biết trẻ nhỏ rất đáng yêu nhưng chúng lại giống người nghễng ngãng, không phân biệt được âm thanh nền, âm thanh gốc như khả năng của người lớn nên trẻ vẫn cứ vô tư trong những môi trường ồn ào, đông người hoặc cả những nơi có tiếng ồn chói tai. Ví dụ, như trong môi trường âm thanh do truyền hình phát ra trẻ không thể nhận biết được lời nói của người lớn mặc dù ngồi ngay bên cạnh. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng là nhóm rất chuộng âm nhạc, giúp chúng phát triển kỹ năng vì vậy người ta gọi liệu pháp âm nhạc có tác dụng tốt cho trẻ nhỏ, kể cả nhóm trẻ sinh thiếu tháng phải nuôi trong lồng ấp.
Trẻ cần nhiều “cha mẹ” hơn?
Trên tạp chí Monographs of the Society for Research in Child Development đăng tải nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ phát hiện thấy, trẻ nhỏ phát triển tốt, thông minh khi có nhiều người lớn bên cạnh, gồm cha mẹ, người thân, bảo mẫu hay cô nuôi dạy trẻ. Như vậy, nhu cầu của trẻ không chỉ có cha mẹ mà chúng còn cần đến nhiều người khác. Những đứa trẻ sống trong gia đình có nhiều người thì khả năng biểu cảm trên mặt cũng khác với những đứa trẻ cô đơn, chỉ có một mình mẹ, nhất là sau 7 tháng tuổi trở ra. Như vậy môi trường sống được xem là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển tốt những kỹ năng đầu đời, nhất là kỹ năng giao tiếp.