9 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị thiếu Canxi

07-04-2016 10:16 |
google news

SKĐS - Canxi là một trong 5 nguyên tố quan trọng nhất và tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể. Khi cơ thể không được cung cấp đủ Canxi, biểu hiện dễ nhận thấy có thể là chuột rút, đổ mồ hôi đêm, tê buồn hoặc đau nhức chân tay, … Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu hụt này kéo dài, sẽ có nhứng dấu hiệu khó chịu cũng như hậu quả bệnh tật không thể khắc phục hoàn toàn được.

Vai trò của Canxi trong cơ thể

Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào.

Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ Canxi theo tỷ lệ ổn định: Nồng độ canxi của xương gấp 10.000 lần nồng độ canxi của máu. Nếu hàm lượng canxi, nồng độ canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật.

Những dấu hiệu biểu hiện cơ thể đang thiếu Canxi

Canxi là một khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất ra mà phải cung cấp từ ngoài vào, chủ yếu qua đường ăn uống. Khi một cơ quan thiếu Canxi cho nhu cầu hoạt động, nó sẽ kêu gọi máu huy động Canxi từ trong xương ra. Khi Canxi trong cơ thể thiếu thì sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Đó là:

1. Bị chuột rút

Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay khi đi bộ có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.

2. Răng trở nên vàng hơn

Răng và xương bị tác động lớn khi bạn thiếu canxi. Do vậy khi nhận thấy dấu hiệu này bạn cần rà soát lượng canxi trong chế độ ăn và kiểm tra mật độ khoáng trong xương vì đây là một trong những dấu của tình trạng canxi.

3. Chóng mặt, tê nhức hoặc đau xương

Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Khi canxi trong đường huyết bị giảm xuống khi đó cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.

Tình trạng này xảy ra nhiều thì càng về già càng bị loãng xương, thoái hóa đốt lưng, đốt sống cổ, thấp khớp, sỏi, cao huyết áp, và rất nhiều các bệnh khác nữa...

4. Các vấn đề về đại tràng

Polyp đại tràng có thể phát triển do cơ thể không đầy đủ canxi và các yếu tố khác, do chế độ ăn uống hoặc do di truyền. Chế độ ăn giàu canxi có thể mang lại lợi ích phòng ngừa ung thư ruột kết.

5. Móng tay yếu và dễ gãy

Móng tay cũng cần có đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể.

6. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên

Những triệu chứng bạn thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt như nổi mụn, đau ngực, đau lưng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung ....xuất hiện nhiều hơn thường lệ. Điều này có liên quan đến canxi, chúng sẽ giảm đi nếu cung cấp đủ canxi cho nhu cầu của cơ thể.

7. Vấn đề về thần kinh

Bởi vì lượng canxi kết hợp với magiê và vitamin D có tác dụng điều chỉnh các xung điện của cơ thể, giảm các cơn co giật cơ và co thắt có thể xảy ra nếu cơ thể ở mức độ canxi không phù hợp.

8. Bệnh loãng xương

Mất xương, loãng xương, là đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng thiếu hụt canxi. Mất xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Bởi vì cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác mà dựa vào nó.

Thiếu xương (giai đoạn bắt đầu của loãng xương) và loãng xương cần phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên, bằng cách đo mật độ xương và kiểm tra nồng độ canxi trong máu một cách định kỳ.

9. Mất ngủ

Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ bị mất ngủ. Trong một số trường hợp, người thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thức dậy vẫn thấy mệt mỏi.

Riêng với trẻ em, có một số biểu hiện điển hình khác như:

Với trẻ nhỏ sẽ thường hay bị giật mình, quấy khóc khi ngủ, có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Bé thường ra mồ hôi trộm; có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn; đầu có thể bị bẹp như cá trê, hay quấy khóc về đêm; chậm mọc răng; chậm phát triển kỹ năng vận động (chậm biết bò, đứng, đi…). Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài, bé có thể bị chân vòng kiềng, vẹo cột sống…

Với trẻ em lớn, đang phát triển, dấu hiệu rõ rệt nhất là trẻ thường kêu đau nhức xương khi vận động và giảm đau khi nghỉ ngơi hoặc được xoa bóp.

Cần làm gì khi cơ thể thiếu Canxi ?

Đương nhiên, khi cơ thể thiếu Canxi thì phải bổ sung từ ngoài vào qua thực phẩm, thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Nên chọn Canxi dạng nano giúp dễ hấp thu, hấp thu tối đa và hạn chế tác dụng không mong muốn như táo bón, sỏi thận.

Canxi của cơ thể, chủ yếu sẽ ở trong xương, răng và móng, giúp cơ thể có hệ xương chắc khỏe, đồng thời là kho dự trữ Canxi của cơ thể. Nếu Canxi trong xương bị thiếu sẽ gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe con người. Ngược lại, nếu Canxi có quá nhiều trong máu, sẽ gây 1 số bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm. Bởi vậy, khi bổ sung Canxi cần bổ sung kết hợp với vitamin D (giúp hấp thu Canxi từ ruột vào máu) và MK7 (giúp vận chuyển Canxi từ máu vào xương).

Gọi (04).39.978.898 hoặc 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: bstuvan@caolonthongminh.vn để được Tư Vấn về bệnh lý và sản phẩm(Miễn Phí).




Ý kiến của bạn