Nguyên nhân làm giảm chiều cao
Do dinh dưỡng kém và rối loạn chức năng của hệ thống: chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu hụt protein, canxi và năng lượng sẽ ảnh hưởng đến phát triển toàn diện, trong đó có chiều cao. Nhóm trẻ mắc bệnh đường ruột, hấp thụ dưỡng chất kém dễ dẫn đến tình trạng còi cọc, chậm lớn và giảm chiều cao.
Do rối loạn xương: do các rối loạn bất thường của sụn và xương, nhất là chứng loạn sản xương hoặc bệnh gân hóa xương (chondrodystrophy) làm cho vóc thấp lùn, gây bất thường tỉ lệ cơ thể. Bệnh này có thể do di truyền hoặc phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể, nguyên nhân này đến nay khoa học chưa tường hết.
Do chậm phát triển ngay từ trong bụng mẹ: một số trẻ nhỏ có kích thước nhỏ bé ngay từ giai đoạn thai nhi, được chuyên môn gọi là chậm phát triển ngay trong tử cung. Nguyên nhân rất đa dạng như: do nhau thai cung cấp dinh dưỡng và oxy cho em bé bị thiểu năng, do nhiễm virút, như bệnh sởi thai kỳ chẳng hạn...
Do bệnh tật: chậm phát triển ngay trong tử cung, do dậy thì sớm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của xương. Do thiếu hụt hoóc-môn tuyến giáp, gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tâm sinh lý của trẻ, nhất là các hoóc-môn: triiodothyronine hormones- (T3), Thyroxin (T4), tyrosine, đặc biệt là hoóc-môn tăng trưởng (HGH) do tuyến yên sản xuất ra; hoặc do mắc phải hội chứng Turner, Marfan và hội chứng Klinefelter.
9 bí quyết tăng chiều cao sau tuổi 18
Chiều cao của con người bắt đầu giảm sau tuổi trưởng thành. Đối với phụ nữ thường giảm sau tuổi 18 còn ở nam giới sau tuổi 24. Tốc độ tăng trưởng chiều cao phụ thuộc chủ yếu vào hoóc-môn HGH do tuyến yên đảm nhận, sau độ tuổi này chiều cao vẫn có thể đạt 2 - 6 inches (5 - 15cm) nếu người trong cuộc biết áp dụng các thủ thuật mang tính tích cực, trong đó có một số bí quyết dưới đây:
Để có thể tăng chiều cao, nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất nhưng tránh béo phì.
Duy trì bữa sáng khoa học, hợp lý:
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì nó cũng cấp năng lượng, giúp cơ thể có thêm sức khỏe để làm việc dẻo dai và hiệu quả. Nếu bỏ bữa ăn sáng là một sai lầm lớn về sức khỏe, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, chiều cao. Một bữa sáng thích hợp, khoa học, đủ chất sẽ làm tăng sự trao đổi chất, tác động tích cực đến chiều cao. Rất đa dạng như dùng ngũ cốc yến mạch, một quả trứng để bổ sung vitamin D để giúp cơ thể hấp thụ canxi, tăng cường xương và tăng chiều cao thông qua quá trình xương hóa. Ngoài ra, có thể dùng sữa đậu nành, sữa chua tươi, trái cây. Ngoài bữa sáng, nên ăn đầy đủ các bữa khác trong ngày, tránh không được bỏ bữa, bất kể sáng hay chiều và khi ăn nên thực hành ăn chậm nhai kỹ.
Dinh dưỡng hợp lý:
Đây là một tiêu chí quan trọng, cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Phần lớn, những người không đạt được chiều cao tối đa là do thiếu dinh dưỡng. Để khắc phục, nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất, trọng tâm nhóm thực phẩm giàu protein, kẽm, mangan và phốt pho. Đây là những khoáng chất rất quan trọng tạo mô xương, cải thiện lưu thông máu và thúc đẩy tăng trưởng chiều cao một cách tự nhiên. Chẳng hạn như: bông cải xanh, cải bắp, rau bina, mận, đào, nho, chuối, bí đỏ, cà rốt, đậu phộng và các loại đậu, củ cải đường, thịt gà, dưa đỏ, đu đủ, đào, sữa, mơ, cà chua và đậu Hà Lan. Thực phẩm giàu protein giúp trao đổi chất và tăng cường chất lượng và số lượng ADN, như thực phẩm họ đậu, cá, trứng, thịt gà và thịt bò...
Duy trì chế độ ngủ nghì hợp lý:
Giấc ngủ chất lượng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tổng thể, trong đó có chiều cao. Để ngủ tốt không nên ăn quá nhiều carbohydrate như khoai hay gạo. Thanh thiếu niên cần ít nhất 8,5 - 11 giờ ngủ mỗi đêm để giúp cơ thể phát triển và tái tạo mô. Nên duy trì thời gian biểu ngủ nghỉ hợp lý, nên đi ngủ sớm và dậy sớm để giúp cơ thể sản xuất nhiều hormone tăng trưởng.
Tập thể dục và yoga:
Tập thể dục và duy trì cuộc sống vận động là yếu tố quan trọng trong việc tăng chiều cao. Như tập xà đơn, xe kép, duỗi dài cơ thể, bóng rổ, bóng đá và bơi lội cũng rất có lợi cho việc tăng chiều cao. Ngoài thể dục, yoga cũng có tác dụng giúp cải thiện tư thế và góp phần làm tăng chiều cao, tăng cường sự dẻo dai, kích thích hoóc-môn HGH, đặc biệt là ba bài tập Tadasana, Bhujanga và trải dài cơ thể. Tadasana còn được gọi là trái núi kiên cố, giúp kéo dài cột sống, toàn thân đứng thẳng, hai bàn chân song song sát cạnh nhau. Bắt đầu bằng hít sâu hóp bụng dưới nâng ngực, thời gian thực hành từ 1 - 3 phút và kết thúc bằng động tác hít sâu, thở ra thả lỏng cơ thể. Bhujanga còn được gọi là tư thế rắn hổ mang, kết hợp hít vào, thở sâu. Lợi thế tập yoga tuy không thay đổi cấu trúc xương, nhưng nó lại giúp xương phát triển ổn định, tăng liên kết và làm cho có thể tăng thêm chiều cao.
Duy trì trọng lượng cơ thể ở ngưỡng lý tưởng:
Béo phì có thể gây ảnh hưởng xấu đến chiều cao và gây ra nhiều vấn đề nan y về sức khỏe. Một trong những nỗi lo từ dư thừa trọng lượng là gây suy yếu đĩa đệm, gây áp lực lên xương khớp, và làm cho cơ thể lùn đi. Vì lý do này, ngay từ khi còn trẻ mọi người nên duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý theo công thức BMI = trọng lượng: (chiều cao)2. Trọng lượng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét. Ví dụ, một người nặng 55kg, cao 1,6m thì BMI= 55: (1,6)2 = 21,48. Nếu IBM 18,5 - 24,9 là bình thường, BMI từ 25 - 30 là thừa cân và trên 30 được xem là béo phì
Uống nhiều nước:
Nước không chỉ giúp “tắm rửa tế bào” khử độc mà còn tốt cho hệ thống tiêu hóa. Vì vậy, mỗi ngày nên uống ít nhất nên uống 8 ly nước theo như khuyến cáo.
Tránh các chất ức chế tăng trưởng:
Nhóm người trẻ tuổi, thanh thiếu niên dễ dung nạp thói quen bất lợi như hút thuốc và rượu bia và cả những chất kích thích nguy hiểm mà không nhận hết mặt trái đến sự phát triển của cơ thể. Thuốc kháng sinh, thuốc gây nghiện, thuốc lá và rượu được xem là những chất ức chế tăng trưởng, nên tránh xa các chất ức chế này.
Tập thể dục và yoga có tác dụng giúp cải thiện tư thế và góp phần làm tăng chiều cao.
Duy trì tư thế đi đứng hợp lý:
Rất đa dạng như đi đứng hay nằm ngồi..., các tư thế này cần được đảm khoa học, hợp lý nhằm giúp phát triển chiều cao. Luôn luôn giữ cho đầu và cổ thẳng kể cả khi đứng, ngồi hay nằm, không nên duy trì tư thế gượng ép dài kỳ, dễ sinh tật xấu và làm giảm chiều cao, dáng vóc của con người.
Tăng cường bài tập khuyến khích chiều cao:
Ví dụ như chạy nước rút cao tốc sẽ giúp cơ thể sản xuất hoóc-môn tăng trưởng. Nếu chạy nhiều thì số lượng hormone được sản xuất ra càng tăng. Ngoài ra khi chạy tốc độ nó còn tác động tới cấu trúc xương, giúp xương chắc khỏe, giúp khắc phục sự cố và chỉnh sửa xương nhanh. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các bài tập kéo dài cơ thể giúp tăng chiều cao tới 3 inches (7,5cm) nếu được thực hành thường xuyên, kết hợp với bài tập chạy nước rút sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn cho nhóm người trẻ tuối.
Theo Stylecraze - 3/2015
Khắc Hùng