9 bệnh thường gặp vào mùa đông

21-01-2019 08:02 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Khí hậu mùa đông thường làm một số vấn đề về sức khoẻ như hen, đau họng, đau khớp và viêm loét dạ dày… trầm trọng hơn do nhiệt độ xuống thấp, gió rét và thiếu ánh nắng mặt trời. Dưới đây là một số mặt bệnh thường gặp mùa đông và cách khắc phục khi trời trở lạnh.

1. Cảm lạnh

Bạn có thể phòng tránh cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Điều này giúp bạn loại bỏ vi khuẩn mà bạn có thể bị nhiễm từ việc chạm vào các đồ vật được sử dụng chung với những người xung quanh, chẳng hạn như công tắc đèn và tay nắm cửa.

    Hãy sử dụng khăn giấy dùng một lần thay vì khăn tay để tránh phải rửa tay

    Hãy sử dụng khăn giấy dùng một lần thay vì khăn tay để tránh phải rửa tay

    Điều quan trọng là phải rửa tay đúng cách. Cần thiết phải giữ cho nhà cửa và đồ gia dụng như ly, tách và khăn sạch sẽ, đặc biệt là nếu ai đó trong nhà bạn bị ốm.

    Mẹo mách nhỏ: Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy sử dụng khăn giấy dùng một lần thay vì khăn tay để tránh phải rửa tay và giặt khăn liên tục.

    2. Viêm họng

    Đau họng thường xảy ra vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus.

    Có một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi và chênh lệchnhiệt độ - chẳng hạn như đi từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh giá - cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.

    Lời khuyên: Một biện pháp khắc phục nhanh chóng và dễ dàng thực hiện khi bị đau họng là súc miệng với nước muối ấm. Mặc dù nước muối không chữa được khi bạn bị nhiễm trùng, nhưng nó có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng đang viêm rát.

    3. Hen suyễn

    Không khí lạnh là một yếu tố chính gây ra các triệu chứng hen như thở khò khè và thở dốc. Những người bị hen nên đặc biệt cẩn thận vào mùa đông.


    Hen suyễn đề lại nhiều gánh nặng

    Hen suyễn đề lại nhiều gánh nặng trên từng cá nhân, gia đình và toàn bộ xã hội

    Mẹo mách nhỏ: Hãy ở trong nhà vào những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét. Nếu bạn phải đi ra ngoài, hãy đeo khăn hoặc khẩu trang che kín mũi và miệng.

    Cẩn thận hơn hãy tích trữ các loại thuốc thông thường và giữ thuốc dạng hít hoặc dạng xịt bên mình.

    Luôn chú ý giữ ấm để tránh bị bệnh suyễn tấn công.

    4. Hội chứng Norovirus

    Norovirus là một loại virus phổ biến gây viêm ở dạ dày - ruột và cực kỳ dễ lây nhiễm. Nó có thể bị nhiễm quanh năm ở bất cứ thời điểm nào, nhưng phổ biến hơn vào mùa đông và dễ lây nhiễm hơn ở những nơi như khách sạn, bệnh viện, nhà điều dưỡng và trường học.

    Khi bị nhiễm norovirus, người ta có cảm giác rất khó chịu, nhưng rất may là chỉ bị vài ngày.

    Lời khuyên: Khi người bệnh bị nôn mửa và tiêu chảy, điều quan trọng là uống nhiều nước để tránh mất nước, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi do vậy người bệnh cần uống nước bù điện giải là hữu hiệu nhất.

    5. Đau khớp

    Nhiều người bị viêm khớp cho biết khớp của họ trở nên đau đớn và cứng hơn vào mùa đông dù không rõ nguyên nhân. Không có bằng chứng cho thấy sự thay đổi thời tiết gây ra những tổn hại chung đến khớp.


    đau khớp

    Không có bằng chứng nào cho biết sự thay đổi thời tiết gây ra những tổn hại chung về khớp

    Mẹo nhỏ: Nhiều người bị trầm cảm nhẹ trong những tháng mùa đông u ám và điều này có thể làm cho họ cảm thấy đau đớn hơn. Tập thể dục hàng ngày có thể làm tăng trạng thái tinh thần và thể chất. Bơi là cách luyện tập lý tưởng vì nó tác động lên các khớp.

    6. Đau dạ dày do lạnh

    Thời tiết lạnh thường hay bị đau bao tử và vết loét có vẻ đau nhiều hơn. Trong khi chưa có phương pháp hữu hiệu ngăn chặn viêm loét bao tử, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc bản thân để tăng sức đề kháng.

    Lời khuyên: Hàng ngày, làm những việc khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng như tắm nóng, đi bộ trong công viên hoặc xem một trong những bộ phim yêu thích của bạn.

    7. Đau tim

    Các cơn đau tim cũng phổ biến hơn vào mùa đông. Điều này có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và gây nhiều áp lực hơn lên tim. Trái tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt của cơ thể khi trời lạnh.

    Mẹo nhỏ: Giữ ấm căn nhà của bạn. Duy trì nhiệt độ phòng ở mức thấp nhất là 18 độ C và sử dụng bình nước nóng hoặc chăn điện để giữ ấm trên giường.

    Mặc ấm khi bạn đi ra ngoài và nhớ đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.

    8. Tay lạnh

    Hiện tượng tay bị lạnh là một tình trạng phổ biến khiến ngón tay và ngón chân bạn thay đổi màu sắc và trở nên rất đau đớn trong thời tiết lạnh.

    Các ngón tay có thể chuyển sang màu trắng, sau đó là màu xanh, rồi đỏ và sưng tấy. Các mạch máu nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị co thắt lại, khiến lưu lượng máu đến tay và bàn chân của bạn giảm.

    Lời khuyên: Đừng hút thuốc hoặc uống cà phê (cả hai có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng) và luôn luôn đeo găng tay, vớ và giày dép ấm khi ra ngoài trong thời tiết lạnh.

    9. Cúm

    Người ở độ tuổi từ 65 trở lên, phụ nữ có thai và người có bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận và bệnh phổi tắc nghẽn (COPD)… đặc biệt có nguy cơ tử vong khi mắc cúm. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm là tiêm vắc xin. Thuốc chủng ngừa cúm bảo vệ tốt cho cơ thể chống chọi lại virut này và kéo dài được một năm. Nếu bạn trên 65 tuổi hoặc có tình trạng sức khoẻ mắc bệnh mãn tính, bạn nên tiêm vắc xin chống phế cầu khuẩn và phòng ngừa bệnh viêm phổi.


    Ths Nguyễn Mai Hương - Học Viện Quân Y
    Ý kiến của bạn