1. Nồm ẩm dễ gây hôi chân
Tiết mồ hôi là một vấn đề sinh lý bình thường. Tuy nhiên, tình trạng tiết mồ hôi ở bàn chân (đặc biệt là ở gan bàn chân) gây ra rất nhiều phiền toái. Mồ hôi tiết ra gây ra sự ẩm ướt khó chịu, và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển… gây hôi chân.
Có rất nhiều thói quen trong cuộc sống có thể khiến bạn bị hôi chân hoặc tình trạng hôi chân thêm nặng nề:
- Giày bị ẩm ướt
- Đi giày quá lâu
- Mồ hôi chân tiết ra nhiều
- Thói quen đi tất cả ngày khiến chân bí, lượng mồ hôi tiết ra trong suốt cả ngày có thể là nguyên nhân gây mùi hôi chân…
Trời nồm ẩm rất dễ bị hôi chân.
Theo BSCKII. Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình, thời tiết nồm ẩm khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh. Mồ hôi chân tiết ra, khó bốc hơi, ứ đọng lại… khiến chân rất dễ bị hôi. Ngoài ra, nồm ẩm chứa nhiều chất hòa tan tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, trong đó có những loại vi khuẩn kỵ khí, làm tăng nguồn mồ hôi nhiễm bẩn, nên hôi hơn...
2. Một số bài thuốc nam chữa hôi chân
Theo BSCKII. Trần Ngọc Quế, có thể dùng một số bài thuốc sau để ứng phó với hôi chân:
Bài 1: Cây cải trời 150g tươi (khô 100 g), nấu với 2,5 lít nước sôi, để ấm ngâm chân hằng ngày. Mỗi ngày ngâm khoảng 20 - 25 phút. Thời điểm ngâm tốt nhất là vào buổi sáng hoặc do công việc thì ngâm vào buổi tối, khi ngâm xong lau khô.
Bài 2: Củ cải trắng tươi 100g (khô 40g) rửa sạch giã nát, 1 củ gừng giã nhỏ, cho vào nồi, đổ lượng nước 2 lít, đun sôi trong 5 phút, rồi bắc ra để nguội, ngâm chân hằng ngày. Mỗi lần ngâm khoảng 25 phút, nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài 3: Muối ủ phong thấp thảo dược 10-15 g (muối ủ với một số thảo dược), pha với 2 lít nước nóng 80 độ C, để ấm ngâm chân trong khoảng 20 - 25 phút. Ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Ngâm chân có thể giúp trị hôi chân.
Bài 4: Lá sung tươi 200g, lá diếp cá 20 gam, rửa sạch đun với 02 lít nước trong khoảng 4 phút, đợi nước đủ ấm, dùng ngâm chân trong 25 phút. Mỗi ngày 2 lần, ngâm 3 - 5 ngày sẽ hết mùi hôi.
Bài 5: Lá lốt tươi 100 gam, gừng 1 củ giã nát. Đun với 2 lít nước sôi, để ấm ngâm chân 20 phút.
Bài 6: Bột talc 50 gam, phèn chua (phi) 50g, tán thành bột, xoa lên lòng bàn chân trong 10 phút vào buổi sáng. Làm liên tục khoảng 5 - 7 ngày.
Bài 7: Hai Lá nha đam tươi, rửa sạch, vò lấy chất nhờn từ lá nha đam, xoa lên lòng bàn chân rồi để khô tự nhiên, có tác dụng trị mùi hôi rất tốt. Mỗi lần dùng 1 lá cho 1 chân, mỗi tuần làm 2 - 3 lần.
Bài 8: Giấm thanh 20 -30ml, tin dầu tràm + 1.5 lít nước ấm, ngâm chân từ 15 - 20 phút, mỗi tuần vài lần lần.
Bài 9: Tinh dầu đỏ ngọn 29ml, nước ấm 1,5 lít ngâm chân từ 15 - 20 phút, mỗi tuầnvài lần lần.
Chú ý:
- Bàn chân có tổn thương hở hoặc vùng da bị tổn thương không được áp dụng các phương pháp trên.
- Để phòng chứng hôi chân, cần giữ gìn vệ sinh bàn chân sạch sẽ, giữ da luôn khô ráo, thông thoáng, thay tất thường xuyên và đi các loại giày, dép thoáng khí...
Mời độc giả xem thêm video:
Khi nồm ẩm dễ mắc những bệnh nào về da, cách phòng ngừa? | SKĐS