1. Đặc điểm của thỏ ty tử
Khi quả tơ hồng già, hái cả dây mang quả, gỡ vỏ lấy hạt, phơi hoặc sấy khô có tên thuốc là thỏ ty tử.
Hạt tơ hồng có hình trứng tròn hoặc hình cầu bẹt, chiều dài khoảng 1,5mm, chiều rộng vào 1mm. Bề mặt màu gụ xám hoặc màu vàng gụ, hơi sần sùi, nhìn qua kính phóng đại có thể thấy các chấm nhỏ dày đặc, 1 đầu hơi hõm xuống thành rốn hạt, chất cứng, không dễ gì dùng móng tay cái siết nát. Khi nấu trong nước sôi thì vỏ hạt lại dễ nứt, lộ ra phôi trắng hình xoáy ốc, như thể đang nhả tơ. Vị hơi đắng, chát. Loại nào màu vàng xám, hạt mẩy, không lẫn tạp chất vào là loại tốt.
2. Tính vị và công hiệu của thỏ ty tử
Thỏ ty tử tính bình, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận. Có công hiệu bổ gan bổ thận, ích tinh, chữa suy nhược thần kinh, lợi tiểu, an thai, sáng mắt, cầm tiêu chảy. Phù hợp với những người liệt dương, di tinh, đái dắt, đái són, lưng đau gối mỏi, ù tai, hoa mắt, nhức đầu.
Theo các nghiên cứu hiện đại, thỏ ty tử có hàm chứa đường, chất béo thực vật, chất kích thích ngũ cốc, tinh bột, vitamin A... có thể tăng cường sức co bóp của tim, làm hạ huyết áp, giảm bớt dung tích của lá lách, ức chế nhu động ruột, tăng co bóp tử cung, lại có thể tăng nhanh sự hình thành các kháng thể…
Vị thuốc thỏ ty tử được đưa vào sử dụng
3. Các bài thuốc từ thỏ ty tử
3.1.Thỏ ty tử, ngũ vị tửu (rượu thỏ ty tử, ngũ vị tử)
Thành phần: Thỏ ty tử 30g, ngũ vị tử 30g, rượu trắng 500ml. Ngâm 7-10 ngày sau mang ra uống, ngày 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml.
Công dụng: Khỏe người, tăng tuổi thọ, dùng cho người can thận bất túc sinh ra đau lưng, hoa mắt, di tinh.
3.2. Thỏ ty tử trứng rán:
Thành phần: Thỏ ty tử 10g, tẩm sao, tán bột, đánh 1 quả trứng gà vào, rán lên ăn.
Công dụng: Dùng cho người can huyết bất túc, thị lực kém, nhìn vật không rõ.
3.3. Trà thỏ ty tử
Thành phần: Thỏ ty tử 10g, sắc lấy nước, thêm đường phèn, uống thay trà.
Công dụng: Dùng cho người mắc bệnh đái tháo đường.
3.4. Thỏ ty tử chúc (cháo thỏ ty tử)
Thành phần: Thỏ ty tử 30g, gạo lức 60g. Thỏ ty tử giã nát, sắc lấy nước, cho gạo vào nước sắc tho ty tử nấu cháo, thêm đường vừa đủ, chia ăn trong ngày.
Công dụng: Trị chứng thận hư, di tinh, xuất tinh sớm, lưng đau gối mỏi, nhức đầu, đi tiểu nhiều...
3.5. Ngũ tử hoàn (viên ngũ tử)
Thành phần: Thỏ ty tử 30g, bổ cốt chỉ 15g, ngũ vị tử 10g, xa tyền tử 10g, câu kỷ tử 15g. Các vị trên, nghiền chung thành bột mịn, luyện mật ong làm thành viên. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 9g.
Công dụng: Chữa chứng thận khí bất túc, liệt dương, xuất tinh sớm, lãnh tinh vô sinh.
3.6. Thỏ ty tử, tang phiêu diêu hoàn (viên thỏ ty tử trứng bọ ngựa)
Thành phần: Thỏ ty tử 30g, nhung hươu 5g, tổ bọ ngựa 18g, con hà 30g, phụ tử 10g, nhục thung dung 30g, màng mề gà 10g. Nghiền chung thành bột mịn, chế hồ hoàn viên. Uống trước khi ăn. Có thể dùng rượu hoặc nước muối nhạt để chiêu thuốc.
Công dụng: Bổ thận, lợi tiểu tiện, dùng cho người tiểu tiện bất lợi, đi tiểu nhiều, tiểu dắt.
3.7. Thỏ ty tử, phụ tử hoàn (viên thỏ ty tử, phụ tử)
Thành phần: Thỏ ty tử 100g, phụ tử 120g. Nghiền chung thành bột mịn, hồ rượu vào làm thành viên, to bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên với rượu.
Công dụng: Bổ thận khí, khoẻ dương đạo, bổ trợ tinh thần, nhẹ mình, nhẹ chân tay.
3.8. Thỏ ty tử, câu kỷ tử, ma tước thang (Thang thỏ ty tử, chim sẻ, câu kỷ tử)
Thành phần: Chim sẻ 2-3 con, thỏ ty tử 15g, câu kỷ tử 15g. Chim sẻ thịt bỏ lông, móng và nội tạng. Thỏ ty tử và câu kỷ tử trộn đều, cho vào bụng chim, hầm mềm. Chia ăn trong ngày.
Công dụng: Trị nhức đầu, hoa mắt, chứng tiểu đêm, thận hư, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm…
3.9. Thỏ ty tử, dương cốt thang
Thành phần: Xương sống dê 1 bộ, thỏ ty tử 15g, nhục thung dung 15g. Xương dê chặt miếng. Thỏ ty tử ngâm rượu 3 ngày, phơi khô, giã thành bột. Nhục thung dung ngâm rượu 1 đêm, gọt lớp vỏ thô, cho nước vừa đủ, ninh chung xương dê và nhục thung dung cho chín, trộn bột thỏ ty tử vào, thêm gia vị, hành, gừng, ăn lúc đói.
Công dụng: Trị chứng hư lao, đầu váng mắt hoa, suy nhược cơ thể, đau thắt lưng, đầu gối đau mỏi, không có lực.
Mời bạn xem thêm video:
Hà Nội_Quận Đống Đa chằng chịt chốt phong toả