Rau ngót, khổ qua gần như là loại rau xanh, thực phẩm trồng và sử dụng quanh năm. Trước đây, chỉ có các loại rau muống, giá đỗ, rau bí, cải, xà lách...mới nằm trong danh mục lo ngại của người dân thì nay ngay cả rau ngót cũng “dính” thuốc bảo vệ thực vật.
Tại cuộc họp mới nhất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) về an toàn thực phẩm, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết qua thu thập và kiểm nghiệm ngẫu nhiên 25 mẫu rau ngót bán tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội và TPHCM, đã phát hiện có tới 7 mẫu chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu) vượt quá giới hạn cho phép, 15 mẫu dưới mức cho phép, chỉ có 3 mẫu không có thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy là có tới 22 mẫu rau ngót, chiếm 80% có thuốc bảo vệ thực vật rồi, đây là điều rất đáng lo ngại. Tương tự, trong 25 mẫu khổ qua (mướp đắng) ở TPHCM cũng phát hiện 2 mẫu có dư lượng vượt mức cho phép.
Theo Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng thì rau ngót, khổ qua, nho, táo nhập khẩu là những loại đang được xếp vào nguy cơ về dư lượng thuốc bảo quản, bảo vệ thực vật vượt ngưỡng.
Tại những cánh đồng chuyên về rau ngót ở quanh TP Hà Nội như Vân Nội (Đông Anh), Đa Phúc (Sóc Sơn), Văn Đức (Gia Lâm), Tiền Lệ (Hoài Đức)... Có thể nói, ở đâu cũng đang trồng rất nhiều loại rau này. Tại đây, người ta trồng với quy mô hàng hóa, không phải để bán trong làng, xã mà chuyên phục vụ cho các chợ đầu mối ở nội thành.
Trên cánh đồng 2 phường Yên Nghĩa và Đồng Mai thuộc quận Hà Đông (HàTrên các bờ mương, vỏ thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng vứt nhan nhản. Trong đó, có nhiều vỏ thuốc mà nhãn toàn chữ Trung Quốc. Trong khi theo Cục Bảo vệ thực vật, tất cả các thuốc được phép nhập vào Việt
Theo những nông dân ở trên các cánh đồng râu xanh thì họ không chỉ phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích lá mà còn phun cả thuốc diệt cỏ nữa. Nếu không phun thuốc diệt cỏ, chỉ sau vài ngày, cỏ đã mọc kín vườn ruộng.
“Riêng rau ngót là loại rất dễ bị bệnh xoăn lá, nếu mang ra chợ sẽ chẳng ai mua, buộc phải đốn bỏ. Khách thường chỉ thích loại lá mượt, nhìn bắt mắt nên chúng tôi phải phun thuốc mới bán được chứ”, chị Nguyễn Thị Thu, một nông dân ở thôn Nghĩa cho biết thêm như vậy.
Tại “vựa” rau Đa Phúc của huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Bà con nông dân ở đây cho biết rau ngót nếu dùng kích thích, thuốc trừ sâu tốt thì chỉ cần 10-12 ngày là thu hái được. Trong khi theo ông Nguyễn Văn Minh, Chủ nhiệm HTX rau Văn Đức (Gia Lâm-Hà Nội), ở điều kiện thuận lợi, rau ngót phải trên 20 ngày mới được cắt bán một lần, còn nếu thời tiết nóng quá thì thời gian sẽ kéo dài hơn.
Vì vậy, để rút ngắn chu kỳ, hầu như rau đều phải dùng thuốc, song nhiều nông dân thanh minh: “Sau khi cắt hái một lượt, chúng tôi mới tính ngày để đánh thuốc chứ không đánh gần ngày hái”.
Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết, qua điều tra khảo sát thì lý do người nông dân phun thuốc lên rau ngót vì có nhện, đồng thời một loại virus làm cho lá xoăn, lại có thông tin cho rằng trong thuốc trừ sâu có cả chất kích thích sinh trưởng nên đang có tình trạng không có sâu bà con cũng phun.
Trước tình hình nhức nhối trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu phải quản lý chặt danh mục các thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn thuốc lậu, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân thực hiện đúng quy trình trồng rau an toàn vì sức khỏe cộng đồng và chính sức khỏe bản thân.
Theo Dân trí