8 tư thế yoga giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt

SKĐS - Kỳ kinh nguyệt đôi khi là điều không hề dễ dàng đối với một số phụ nữ. 8 tư thế yoga sau giúp chị em giảm đau trong giai đoạn này.

Những cơn co rút ở bụng dưới, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa... là các triệu chứng mà một số chị em phải đối mặt mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.

Về lý thuyết, tần suất cơn đau - còn gọi là đau bụng kinh - giảm đi sau 18 tuổi, thì cơn đau này vẫn còn đáng kể ở nhiều phụ nữ.

Nếu trong những thời điểm đó, chúng ta nên hạn chế tham gia tập thể thao, thì việc tập yoga lại có thể giúp giảm bớt những cơn đau trong kỳ kinh.

Ngay cả khi việc tập luyện yoga không thể loại bỏ hoàn toàn cơn đau bụng kinh, chuỗi các tư thế sau đây cũng như kỹ thuật thở và thiền định có thể có những tác động tích cực cả về thể chất và tinh thần. Các buổi tập đều đặn trong suốt chu kỳ kinh nguyệt có thể làm dịu cơn đau và làm hài hòa chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

1. Tư thế em bé

Ngồi trên gót chân, đầu gối khép vào nhau và đặt tay lên đầu gối khi bạn hít thở sâu. Khi thở ra, trượt tay xuống sàn và đặt bụng lên đùi.

Tư thế em bé làm dịu hệ thần kinh và giải phóng căng thẳng ở cổ và lưng dưới.

9 tư thế yoga giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt - Ảnh 3.

Tư thế em bé.

Hoặc: Co đầu gối vào ngực và dùng tay nắm lấy ngón chân cái. Lưng phải nằm thẳng trên mặt đất. Lăn nhẹ từ bên này sang bên kia để xoa bóp lưng.

Tư thế này giúp giảm bớt cảm giác đau ở lưng dưới cũng như giảm căng thẳng mà có thể làm tăng thêm các cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt.

2. Tư thế rắn hổ mang

Bạn có thể thực hiện tư thế này bằng cách nằm sấp, sau đó đặt lòng bàn tay dưới vai. Khi hít vào, chống tay để nâng nửa thân trên lên, hướng lên trần nhà, đồng thời đặt mu bàn chân trên mặt đất.

9 tư thế yoga giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt - Ảnh 4.

Tư thế rắn hổ mang.

3. Tư thế chim bồ câu

Đưa đầu gối phải của bạn vào giữa hai tay, đùi song song với mép thảm và gót chân phải dưới hông trái. Hít sâu và thả phần trên cơ thể xuống đất. Mở rộng chân trái của bạn ra phía sau. Sau đó lặp lại ở phía bên kia.

9 tư thế yoga giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt - Ảnh 5.

Tư thế chim bồ câu.

4. Tư thế chó úp mặt

Bắt đầu tư thế trên bốn điểm của bạn (bằng hai tay hai chân), tiếp đó lòng bàn tay cố định trên mặt đất và đầu gối rộng bằng hông, duỗi thẳng chân khi hít vào mà không di chuyển tay. Gót chân của bạn có thể không chạm đất và đầu gối của bạn có thể gập đôi chút.

9 tư thế yoga giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt - Ảnh 6.

Tư thế chó úp mặt.

5. Tư thế con bướm

Tư thế con bướm là tư thế rất đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh.

Ngồi trên sàn hoặc trên thảm tập yoga, gập đầu gối lại, thả chân sang bên sao cho lòng bàn chân chạm nhau. Một tư thế hoàn hảo để thư giãn!

6. Tư thế của nữ thần giấc ngủ

Nằm trên sàn, gập hai chân thành hình con bướm, lòng bàn chân chụm vào nhau và hạ đầu gối sang bên. Duỗi cánh tay của bạn dọc theo thân, lòng bàn tay ngửa lên.

Ngoài việc thư giãn, tư thế này cho phép bạn vừa thư giãn vừa mở vùng xương chậu, do đó giảm đau bụng kinh.

9 tư thế yoga giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt - Ảnh 7.

Tư thế của nữ thần giấc ngủ.

7. Tư thế cánh cung

Tư thế cánh cung cho phép mở vai, mở cơ psoas (nằm sâu trong vùng xương chậu của cơ thể, là cơ mạnh nhất ở vùng đùi, đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc đi đứng, chạy, đá và đúng dậy khi đang ngồi) và mặt trước của đùi. Đây cũng là vị trí sẽ xoa bóp các cơ quan nội tạng. Nằm sấp, uốn cong đầu gối và kéo lên trời. Dùng tay nắm bên ngoài cổ chân khi hít vào, kéo cổ chân ra sau để mở rộng vai.

9 tư thế yoga giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt - Ảnh 8.

Tư thế cánh cung.

8. Tư thế gập nửa người

Tư thế này giúp giảm đau bụng. Thực hiện bằng cách: Mở rộng một chân và gập chân kia lại, đặt bàn chân của bạn vào trong đùi. Sau đó cúi người xuống chân duỗi thẳng và giữ cho lưng phẳng. 

Trong trường hợp gặp khó khăn, bạn có thể đặt một tấm đệm vào chân để hỗ trợ cho thân trên.

Một số tư thế nên tránh:

  • Vặn mình, do chúng gây căng thẳng rất lớn lên vùng bụng, một vùng vốn bị đau trong kỳ kinh.
  • Lộn ngược (như tư thế cây nến), vì chúng có thể ngăn máu lưu thông bình thường.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo diễn biến thời tiết kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương.


Quỳnh Hương
Theo Top Santé (Pháp) tháng 04/2022
Ý kiến của bạn