Với các bà nội trợ, dầu dừa như một loại gia vị làm tăng hương vị của các món ăn, là nguyên liệu làm đẹp tại nhà của các bạn gái hay được sử dụng để cho những người mắc Alzheimer và tiểu đường,…Vì những lí do đó, mà dầu dừa được mọi người ưa chuộng. Bạn có thể dễ dàng mua trên thị trường hoặc tự làm tại nhà.
Dưới đây là những trường hợp bạn không nên sử dụng dầu dừa
1. Bạn đang muốn giảm cân
Rất nhiều bạn gái đã dùng dầu dừa như một biện pháp để giảm cân. Nhưng có lẽ bạn không biết rằng dầu dừa chứa hàm lượng calo rất cao. Trong 1 thìa cà phê dầu dứa chứa 117 calo tương đương với dầu ôliu. Nói như vậy không có nghĩa không nên sử dụng nó. Hãy cẩn thận tính toán hàm lượng calo có trong khẩu phần ăn hàng ngày trước khi sử dụng dầu dừa để bạn không bị tăng thêm cân.
2. Bạn dùng quá nhiều dầu dừa
Vừa đủ luôn là chìa khóa của mọi vấn đề. Các chuyên gia khuyên rằng 12 gram chất béo bão hòa có trong 1 thìa cà phê dầu dừa có thể là hơi nhiều và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cholesterol máu cao. Do vậy, cần điều chỉnh lượng chất béo bão hòa đưa vào cơ thể ở lượng trung bình, dưới 13g/ngày.
3. Dùng dầu dừa thay thế kem đánh răng
Nhiều ý kiến cho rằng súc miệng bằng dầu giúp kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng, phòng ngừa hôi miệng. Theo một nghiên cứu được đăng trên International Journal of Clinical Pediatric Dentistry đã phủ nhận hoàn toàn ý kiến trên.
Flouride và một số các loại thảo dược có trong kem đánh răng hay nước súc miệng giúp giảm thiểu số lượng vi khuẩn trong khoang miệng nhưng dầu dừa thì không có tác dụng đó. Do vậy,
Không sử dụng dầu dừa thay thế các sản phẩm kem đánh răng hoặc nước súc miệng
4. Bôi vào vết thương hở
Một lưu ý quan trọng khi sử dụng dầu dừa là chỉ bôi lên vùng da kín, không có thương tổn. Bôi dầu dừa lên các vết thương hở, vết cắt, vết xước có thể gây kích ức, mẩn đỏ, ngứa.
5. Thay thế kem chống nắng
Dầu dừa có tác dụng chống lại tia UV tuy nhiên không thể thay thể hoàn toàn kem chống nắng thông thường. Trên thực tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ số SPF của dầu dừa chỉ khoảng bằng 8, do vậy, không thể thay thế được kem chống nắng thông htường. Dù bạn có sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm thì vẫn nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài đường và nên thoa lại sau 2 tiếng. Nên nhớ lựa chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30.
6. Nấu ăn với nhiệt độ cao
Nhiều người không biết rằng dầu dừa chưa tinh chế có nhiệt độ sôi thấp hơn so với dầu đã tinh chế (dầu dừa đã tinh chế có nhiệt độ sôi khoảng 150 – 200 độ C). Khi nấu nướng nên chú ý loại dầu đang sử dụng và điều chỉnh lửa sao cho phù hợp. Dầu dừa chưa tinh chế có thể được sử dụng khi nướng với lửa vừa và xào xơ, trong khi dầu dừa đã tinh chế có thể được sử dụng khi nấu nướng với nhiệt độ cao, hay rán kỹ.
Không nên nấu ăn bằng dầu dừa ở nhiệt độ cao. Ảnh: Minh họa
7. Cho dầu dừa vào bồn tắm
Mặc dù dầu dừa có thể mịn da nhưng cho dầu dừa vào bồn tắm có thể gây ra những tai nạn như trượt ngã do trơn. Dầu dừa có đặc tính không tan trong nước bám lại vào thành bồn tắm gây nguy hiểm trong phòng tắm.
Ngoài ra, nếu không xả sạch, dầu dừa có thể vương lại trên da, gây dính nhớp và bít tắc lỗ chân lông.
8. Dùng dầu dừa quanh năm
Dầu dừa là một loại thực phẩm làm mát, do vậy, chỉ nên sử dụng dầu dừa trong mùa hè, mà không nên sử dụng trong những tháng mùa đông. Bạn cũng nên tránh sử dụng dầu dừa vào buổi tối, khi bạn thèm ăn đêm vì như đã nói, dầu dừa có chứa rất nhiều calo.