8 thực phẩm làm trầm trọng bệnh tăng huyết áp

19-08-2023 14:05 | Cảnh giác thực phẩm

SKĐS - Tăng huyết áp xảy ra phổ biến trong cộng đồng, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ... Tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn khi sử dụng một số loại thực phẩm.

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị tăng huyết áp nên tránh:

1. Muối gây tăng huyết áp

photo-1691843028430

Muối gây tăng huyết áp.

Muối là thực phẩm hàng đầu cần tránh ở người tăng huyết áp. Khi hàm lượng natri trong chế độ ăn uống tăng lên, sẽ làm mất cân bằng ion trong cơ thể. Máu có hàm lượng natri cao dẫn đến việc thận không thể lọc máu đúng cách.

Khi thận không sản xuất nước tiểu thích hợp, hàm lượng nước trong máu tăng lên làm tăng huyết áp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng natri hấp thụ hàng ngày đối với một người khỏe mạnh để không bị tăng huyết áp, không được vượt quá 1.500 mg.

2. Thịt nguội

photo-1691843030346

Thịt nguội có chứa nhiều natri.

Thịt nguội là thực phẩm đã qua chế biến, có chứa một lượng lớn natri. Một khẩu phần khoảng 50 gam thịt nguội thông thường có hàm lượng natri khoảng 600 mg. 

Khi thịt nguội này được kết hợp với các thành phần khác như bánh mì, hàm lượng natri còn cao hơn nữa.

3. Sốt cà chua lon

photo-1691843030819

Người bệnh tăng huyết áp nên tránh dùng các loại nước sốt...

Muối được sử dụng làm chất bảo quản trong các loại nước sốt này và nhiều muối gây rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Khi sự cân bằng điện giải bị xáo trộn, thận cũng bị rối loạn và làm cho huyết áp tăng lên.

Do đó, người bệnh tăng huyết áp cũng nên tránh loại thực phẩm này.

4. Dưa chuột muối

photo-1691843031248

Dưa chuột muối không tốt cho người tăng huyết áp.

Dưa chuột muối là loại thực phẩm phổ biến để ‘đưa cơm’. Loại thực phẩm này có thể được ăn riêng hoặc ăn kèm với nhiều loại bánh mì và bánh mì kẹp thịt…

Hàm lượng natri rất cao trong thực phẩm này là nguyên nhân gây tăng huyết áp và thậm chí một quả dưa chuột muối đơn giản có thể trở thành ‘một quả bom natri’.

5. Rượu

Uống một lượng lớn rượu gây tăng huyết áp tạm thời, nhưng lạm dụng rượu kéo dài dẫn đến tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác.

Uống một lượng lớn rượu cũng gây béo phì và những người béo phì dễ bị huyết áp cao hơn. Vì vậy, nên hạn chế uống rượu.

6. Thịt xông khói

photo-1691843032095

Thịt xông khói tẩm ướp gia vị và dùng muối để bảo quản không tốt cho người tăng huyết áp.

Quá trình sản xuất thịt nguội và thịt xông khói đều sử dụng các nguyên liệu đã được xử lý, tẩm ướp gia vị và dùng muối để bảo quản. Vì thế, nó cũng trở thành một trong những món ăn làm tăng huyết áp mà người bệnh nên tránh.

Bên cạnh đó, thịt xông khói chứa rất nhiều calo và chất béo bão hòa. Do vậy, ăn nhiều thịt xông khói có thể làm tăng lượng cholesterol xấu và nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim...

7. Cà phê

photo-1691843032526

Người bệnh tăng huyết áp nên tránh lạm dụng cà phê.

Cà phê là thức uống tuyệt vời vào buổi sáng. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ uống giàu caffein có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Caffein có thể gây ra sự gia tăng huyết áp trong thời gian ngắn nhưng đáng kể, ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao. Không rõ nguyên nhân gây ra sự tăng vọt huyết áp này nhưng phản ứng huyết áp với caffein khác nhau ở mỗi người.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, caffein có thể ngăn chặn một loại hormone, giúp giữ cho các động mạch của bạn mở rộng. Trong khi lại có ý kiến cho rằng, caffein khiến tuyến thượng thận tiết ra nhiều adrenaline hơn, là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

8. Thịt đỏ

photo-1691843033406

Ăn nhiều thịt đỏ không tốt cho sức khỏe.

Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt Haem chính cho cơ thể. Sắt Haem này có liên quan trực tiếp đến mức huyết áp của cơ thể con người.

Thịt đỏ cũng chứa nhiều natri hơn thịt trắng và hải sản. Do đó nên hạn chế sử dụng thịt đỏ để kiểm soát huyết áp và tránh tăng huyết áp.

Dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp và cách ứng phóDấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp và cách ứng phó

SKĐS - Tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm, đa phần tình cờ phát hiện qua một lần khám bệnh hoặc chỉ khi bệnh nhân có biến chứng mới được phát hiện. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu tăng huyết áp là rất quan trọng, giúp người bệnh có kế hoạch điều trị sớm, phù hợp…

Mời độc giả xem thêm video:

Làm gì để giảm huyết áp?

Bích Ngọc
Theo lovemyfamilymag
Ý kiến của bạn