1. Xác định sai nguyên nhân
Thông thường răng hô, răng móm sẽ được điều trị bằng phương pháp niềng răng. Tuy nhiên, niềng răng hô chỉ có tác dụng khi nguyên nhân hô là do răng chứ hô do xương hàm lại không có tác dụng. Răng hô do hàm cần thực hiện phẫu thuật mới có thể điều trị được.
2. Kéo quá mạnh khi niềng răng
Để đưa các răng lệch lạc về đúng vị trí trên cung hàm thông qua niềng răng, các nha sĩ thường tạo lực kéo ở các mắc cài. Tuy nhiên, nếu tác động lực quá lớn có thể khiến cho nướu, vùng chân răng bị ảnh hưởng, nguy hiểm nhất là gây viêm chân răng, thậm chí chết tủy răng.
3. Khớp cắn không cân bằng
Niềng răng nhằm đưa 2 khớp cắn của 2 hàm khít lại với nhau để cải thiện chức năng nhai, phát âm… Do đó, sau niềng răng nếu 2 khớp cắn không cân bằng, thì coi như điều trị thất bại, phải thực hiện niềng răng lại.
4. Nhổ sai răng
Có nhiều trường hợp khi phải nhổ bớt răng do lệch lạc, mọc chèn vào răng khác… việc nhổ sai răng sẽ khiến cho khách hàng mất thêm nhiều thời gian để bình phục và thực hiện lại các quy trình niềng răng.
5. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc sử dụng bàn chải và kem đánh răng không thích hợp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Gây tổn thương nướu răng, mòn men răng… Do đó, nên chọn bàn chải đánh răng mềm, chỉ nha khoa, tăm nước… Dùng kem đánh răng lành tính, ưu tiên kem đánh răng có chứa fluor để tăng lớp bảo vệ cho răng.
6. Không chú ý tới chế độ ăn uống
Việc ăn thức ăn dai, cứng, nhiều đường… có thể gây tổn hại cho răng sau khi niềng. Đôi khi có thể khiến răng lại trở lại vị trí cũ. Do đó, sau niềng răng, răng vẫn chưa thực sự ổn định, cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn thức ăn mềm, tránh nhai, cắn quá mạnh, nên cắt nhỏ thức ăn…
7. Thói quen xấu
Nhiều thói quen xấu có thể gây các tác hại đến răng sau khi tháo khí cụ niềng: Cắn bút, nhai đá lạnh, nghiến răng khi ngủ… Các hành động này nếu lặp lại nhiều lần có thể đe dọa đến mẻ răng, răng xô lệch… Do đó, để tránh việc niềng răng thất bại, cần luyện tập từ bỏ thói quen này.
8. Không tái khám
Sau khi tháo niềng, răng rất dễ bị tổn thương. Việc không tái khám theo lời dặn của nha sĩ khiến hàm răng sau niềng không được phát hiện kịp thời những sự cố có thể xảy ra. Do đó, hãy đến khám đúng định kỳ theo chỉ định của nha sĩ để tránh việc niềng răng thất bại.
Làm thế nào để niềng răng an toàn, hiệu quả?
Để niềng răng an toàn, hiệu quả, vừa cải thiện chức năng ăn nhai, giảm các bệnh lý răng miệng và mang lại nụ cười tỏa sáng, nên thực hiện những điều sau:
- Nên chọn những cơ sở nha khoa tin cậy. Ở đây, sẽ có những bác sĩ lành nghề, chuyên môn cao để có thể thực hiện thăm khám, xác định chính xác tình trạng răng để đi đến quyết định lựa chọn phương pháp điều trị cần thiết.
-Thiết bị y tế, cơ sở vật chất của cơ sở y tế cũng là điều nên cân nhắc lựa chọn như máy móc hiện đại sẽ đáp ứng đầy đủ cho việc thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.
- Thận trọng trước những lời quảng cáo niềng răng giá rẻ.
- Nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn phương pháp niềng răng.
- Thực hiện đúng các chỉ định và hướng dẫn của nha sĩ trước, trong và sau khi niềng răng.
- Có bất kỳ triệu chứng bất thường cần báo ngay cho nha sĩ để được xử trí kịp thời...
Xem thêm video đang được quan tâm:
Viêm mũi xoang khi nào cần phẫu thuật?